Trong những năm tháng đầu đời, chỉ số cân nặng có thể phản ánh sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của con, nhất là khi bé được 6 tháng tuổi. Thế nên câu hỏi đặt ra là bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu là vừa?
Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, do đó rất khó để nói chính xác bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là tốt nhất. Thông thường, trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 sau sinh, bé có thể bị sụt cân sinh lý, thường không quá 10% so với cân nặng khi sinh. Trẻ có cân nặng gấp đôi lúc sinh vào khoảng 4-5 tháng tuổi và gấp 3 lần khi được 12 tháng tuổi. Vậy bé 6 tháng tuổi trung bình nặng bao nhiêu kg? Có phải bé nhà bạn quá nhẹ cân so với “con nhà người ta”?
Những chia sẻ dưới đây của Hello Basi sẽ phần nào giúp bạn giải đáp một số băn khoăn về bé 6 tháng như bé 6 tháng nặng bao nhiêu, bé 6 tháng tuổi ăn được gì, bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày, bé 6 tháng ăn bao nhiêu ml cháo hay bé 6 tháng tuổi bú bao nhiêu sữa…
Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bé 6 tháng tuổi sẽ nặng khoảng:
- Đối với bé gái: 5,7 – 9,3 kg, trung bình là 7,2kg
- Đối với bé trai: 6,4 – 9,8 kg, trung bình là 7,9kg
Về chiều cao của bé 6 tháng tuổi:
- Đối với bé gái: 61,2 – 70,3 cm, trung bình là 65,7cm
- Đối với bé trai: 63,3 – 71,9 cm, trung bình là 67,6cm
Như đã đề cập ở trên, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, điều quan trọng là các chỉ số cân nặng, chiều cao… của bé nằm trong kênh bình thường của biểu đồ tăng trưởng (-2SD đến +2SD) và có xu hướng đi lên.
Nguyên nhân khiến bé tăng cân chậm có thể là bé có các bệnh lý như tim bẩm sinh, dị ứng đạm sữa, hội chứng ruột ngắn hoặc mắc bệnh lý nhiễm trùng tiêu hóa… Việc bà mẹ quá kiêng cữ làm giảm chất lượng sữa hoặc cho ăn dặm quá sớm… cũng làm trẻ không đủ protein năng lượng để phát triển tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của bé 6 tháng, tốt nhất nên đưa bé đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc
Ngoài câu hỏi bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu thì cha mẹ còn thắc mắc trẻ 6 tháng uống bao nhiêu sữa. Để bé tăng cân đúng chuẩn, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, ở giai đoạn này, dù sữa mẹ và sữa công thức vẫn là thức ăn chính nhưng bé sẽ cần bổ sung các loại bột, cháo để tập ăn dặm:
Bạn không chỉ muốn biết bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu mà còn cần hiểu bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Trẻ 6 tháng uống bao nhiêu ml sữa hay trẻ 6 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày? Lượng sữa cho bé 6 tháng tuổi có phải là điều bạn băn khoăn? Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, câu trả lời cho vấn đề bé 6 tháng uống bao nhiêu ml sữa là bé sẽ cần bú khoảng 750 – 900ml sữa mẹ hoặc sữa công thức (tương đương với 3 – 4 lần bú mỗi ngày, mỗi lần tương đương khoảng 120 – 180ml).
Ngoài sữa mẹ thì 6 tháng tuổi cũng là lúc mà mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Thế nhưng, nhiều mẹ băn khoăn không biết bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày và bé 6 tháng ăn bao nhiêu ml cháo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 6 tháng tuổi nên được cho ăn dặm từ 1 – 2 bữa/ngày, chủ yếu là cho tập làm quen với thức ăn ngoài sữa. Cụ thể, mẹ nên cho bé ăn sau mỗi cữ bú ban ngày tầm 2 – 3 giờ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ nên cho bé bú bao nhiêu lần một ngày?
Bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu và ăn dặm thế nào? 6 tháng tuổi là lúc bé mới bắt đầu tập nhai. Do đó, khi cho bé ăn dặm, các món ăn sẽ cần được chế biến mềm, dễ nuốt, chẳng hạn như trái cây, rau củ được nghiền kỹ.
- Ở giai đoạn này, hương vị các loại thức ăn mới có thể làm cho bé khá bỡ ngỡ. Hãy để bé làm quen từ từ, kiên nhẫn và không ép trẻ ăn.
- Khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ một loại cho đến nhiều loại.
- Mỗi lần, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 thực phẩm mới, chỉ nên cho bé ăn hỗn hợp khi bé đã ăn quen và không có phản ứng dị ưng với bất kỳ thực phẩm nào trong số đó.
- Đối với gia vị ăn dặm cho bé, mẹ cần hạn chế sử dụng muối, đường, bột ngọt, bột nêm… vì bé chưa có nhu cầu, cho bé tiếp xúc với các mùi, vị quá hấp dẫn làm trẻ dễ từ chối sữa mẹ hoặc bột, cháo vốn “nhạt” hơn. có thể ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, thận của trẻ chưa đủ trường thành để đào thải các muối như người lớn.
Trẻ 6 tháng khi ăn dặm nên làm quen bắt đầu bằng 1 bữa bột, sau đó nâng lên 2 bữa bột vào 7-8 tháng và ăn 3 bữa khi được 9 -11 tháng. Ngoài các bữa bột cơ bản, trẻ có thể được giới thiệu các món bổ dưỡng khác, chế biến từ dạng xay nhuyễn đến thô dần. Một số món ăn bổ dưỡng mà bạn có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như trái cây, rau củ xay nhuyễn, cháo ngũ cốc hoặc cơm nát… Trẻ không nên dùng mật ong hoặc sữa tươi cho đến khi được 1 tuổi, sữa chua có thể cho bé ăn khi con được 9 tháng.
Tùy vào khả năng mỗi trẻ, việc chế biến các thực phẩm ở dạng bánh hoặc các miếng nhỏ đã được chế biến chín, mềm… giúp trẻ thích thú hơn khi được học kỹ năng ngồi bàn, cầm nắm, khám phá và tự ăn đồ mình thích, hơn nữa ăn thô sớm hiện được chứng minh là giúp trẻ trẻ học nhai và nuốt tốt hơn ngay cả khi chưa có răng nào.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bé 6 tháng ăn được gì? Bí quyết dinh dưỡng quan trọng cho trẻ 6 tháng
Không chỉ cần biết bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu hay trẻ 6 tháng bú bao nhiêu là đủ, bạn cũng nên quan tâm trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ. Bé 6 tháng tuổi cũng đang phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần. Đây cũng là giai đoạn mà bé sẽ đạt được nhiều cột mốc phát triển quan trọng chẳng hạn như có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, cười nói và bập bẹ nhiều hơn…
Để bé tăng trưởng và phát triển tốt nhất thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Theo các chuyên gia y tế, trẻ 6 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 12 – 15 giờ mỗi ngày, trong đó, bé cần ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngắn, mỗi giấc khoảng 1 – 3 giờ vào ban ngày và 9 – 11 giờ vào ban đêm. Ở giai đoạn này, bé đã có thể bắt đầu ngủ trong thời gian dài, thậm chí có bé đã ngủ xuyên đêm.
Thời điểm 6 tháng tuổi cũng là lúc bé đã nhận thức được giữa ngày và đêm, do đó, mẹ cần tập cho con ngủ theo thời gian cố định. Để tập cho bé tự đi ngủ đúng giờ, có nề nếp, mẹ có thể thử các biện pháp phương pháp luyện ngủ như phương pháp luyện ngủ không nước mắt, phương pháp Cry It Out…
Ngoài ra, khi bé ngủ, cần giữ môi trường yên tĩnh, thoải mái, đồng thời cho bé mặc quần áo thoáng mát để bé có giấc ngủ thoải mái nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và thời gian thức giấc của bé
Sức khỏe
Các vấn đề răng miệng khác
Sức khỏe răng miệng
Thảo dược
Sức khoẻ nam giới
Tiểu đường