4 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm mau lớn, tăng sức đề kháng

4 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm mau lớn, tăng sức đề kháng

Yến mạch là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Các món cháo nấu từ yến mạch vừa lạ vừa ngon miệng. Để con mau lớn, mẹ hãy học cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm. 

Việc lên thực đơn ăn dặm cho con luôn là điều làm cho không ít các bà mẹ phải đau đầu. Bởi các món ăn dặm cho con phải thỏa mãn tiêu chí vừa đủ chất vừa hợp với hệ tiêu hóa, sở thích ăn uống của bé nên các món cháo từ yến mạch chính là “ứng cử viên” sáng giá. Trong số những món ăn dặm thì cháo yến mạch cho bé được nhiều bà mẹ ưu tiên chọn lựa. Lý do là vì yến mạch là loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều chất xơ hòa tan, protein, các vitamin và khoáng chất tốt cho não bộ của trẻ.

Còn chần chừ gì mà bạn không vào bếp ngay và trổ tài nấu món cháo yến mạch cho bé thơm ngon này. Nếu vẫn chưa biết nấu yến mạch cho bé ăn dặm, bạn cũng không cần quá lo, vì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo yến mạch cho bé ngay sau đây!

Mách mẹ cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm thơm ngon chuẩn vị

Vì yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể cho con làm quen với món ăn này khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Vậy, cách nấu cháo yến mạch cho bé 6 tháng ra sao? Cách nấu cháo yến mạch cho bé 7 tháng có khó không? Một vài cách nấu yến mạch cho bé để bạn có thể tham khảo được gợi ý dưới đây:

1. Cháo yến mạch với sữa

cách nấu cháo yến mạch cho bé với sữa

Cách nấu cháo yến mạch cho trẻ này sẽ phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi. Bởi lẽ, đây là lứa tuổi mới chỉ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm. Lúc này, bạn có thể trộn yến mạch cho bé với sữa mẹ hoặc sữa công thức để trẻ dùng. Một khi hệ tiêu hóa của bé đã thích nghi với món ăn này rồi, bạn hoàn toàn có thể nấu những món ăn khác từ việc chế biến yến mạch cho bé, phù hợp với lứa tuổi của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 thìa bột sữa công thức hoặc 50ml sữa mẹ
  • Nước tinh khiết
  • Yến mạch: 25g

Cách nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm:

  • Bước 1: Nấu sôi nước rồi sau đó cho yến mạch vào khuấy đều
  • Bước 2: Tiếp theo là thêm sữa bột hoặc sữa mẹ vào và tiếp tục khuấy tầm 3 phút
  • Bước 3: Tắt bếp, đổ cháo ra rây cho mịn rồi xay nhuyễn
  • Bước 4: Để nguội một lúc rồi múc ra bát cho bé ăn ngay

2. Cách nấu cháo yến mạch rau củ cho bé từ 7 tháng tuổi

Cách nấu cháo yến mạch rau củ cho bé

Kết hợp rau củ là một cách nấu cháo yến mạch cho bé có thể cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng dồi dào và bổ sung chất xơ tự nhiên.  Mẹ có thể nấu món ăn yến mạch cho bé ăn dặm này để giúp bé tăng cân mà không phải lo táo bón. Cách nấu món cháo yến mạch này cũng vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Yến mạch: 25g
  • Nước: 125ml
  • Đậu Hà Lan: 25g
  • Ngô bao tử: 25g
  • Cà rốt: 25g

Cách nấu cháo yến mạch cho trẻ:

  • Bước 1: Cà rốt đem gọt rỏ rồi thái sợi mỏng.
  • Bước 2: Đậu Hà Lan bóc bỏ vỏ, hầm cho nhừ.
  • Bước 3: Ngô bao tử tách lấy hạt.
  • Bước 4: Tiếp đến, cho đậu Hà Lan, cà rốt và hạt ngô vào máy xay cùng với một ít nước tinh khiết, xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn.
  • Bước 5: Đổ nước vào nồi và nấu sôi. Sau đó cho yến mạch và hỗn hợp rau củ vừa xay vào nồi, nấu tiếp cho đến khi nhừ.
  • Bước 6: Đổ cháo ra rây và dùng muỗng nghiền mịn. Đợi cháo nguội bớt rồi cho bé dùng ngay.

3. Cháo yến mạch với tôm tươi

cách nấu cháo yến mạch cho bé với tôm

Cách nấu cháo yến mạch cho bé có kết hợp với nguyên liệu hải sản này rất phù hợp với trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên. Món ăn yến mạch nấu cháo cho bé này giúp cung cấp thêm nhiều canxi và khoáng chất tốt cho hệ cơ xương của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Yến mạch: 3 thìa
  • Tôm tươi: 50g
  • Cải ngọt: 2 – 3 lá

Cách nấu yến mạch cho bé:

  • Bước 1: Tôm bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen rồi rửa sạch sau đó đem xay cho nhuyễn.
  • Bước 2: Yến mạch ngâm với khoảng 100 ml nước tinh khiết.
  • Bước 3: Cải ngọt loại bỏ phần lá sâu, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Bước 4: Cho tôm cùng 200 ml nước vào nồi rồi đun cho đến khi tôm chín thì cho yến mạch vào khuấy đều trong 5 – 10 phút. Cải thảo được cho vào sau cùng, đồng thời bạn nêm nếm gia vị thêm sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Bước 5: Tùy vào việc bé đã biết ăn thô hay chưa mà bạn có thể rây hoặc xay nhuyễn cháo để trẻ dễ dùng hơn.

4. Cháo yến mạch sườn non rau cải xanh

Cháo yến mạch sườn non rau cải xanh

Thời điểm khi bé được 9 – 12 tháng tuổi là lúc mà mẹ linh hoạt hơn trong việc nấu yến mạch cho bé. Bởi lẽ, khả năng nuốt và nhai thức ăn thô của con đã phát triển hơn trước, đồng thời hệ tiêu hóa cũng đã dần hoàn thiện hơn. Vì vậy, mẹ có thể kết hợp thêm các nguyên liệu giàu đạm khác trong cách nấu cháo yến mạch cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Rau cải xanh: 50g
  • Yến mạch: 50g
  • Sườn non: 50g

Cách nấu yến mạch cho bé ăn dặm với sườn non rau cải xanh:

  • Bước 1: Sườn non rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào nồi hầm.
  • Bước 2: Rau cải loại bỏ phần lá sâu, rửa dưới vòi nước cho sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút rồi xả lại với nước sạch, vảy ráo, thái nhỏ rồi nấu với sườn non cho chín mềm.
  • Bước 3: Sau đó đổ yến mạch vào nấu tiếp khoảng 5 – 10 phút.
  • Bước 4: Để cháo nguội và múc ra chén, cho 1 thìa dầu ăn vào, gỡ thịt trên sườn non cho vào cháo và cho trẻ dùng ngay khi cháo còn ấm.

Vì sao nên nấu cháo yến mạch cho bé?

Vì sao nên nấu cháo yến mạch cho bé?

Yến mạch là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ ăn dặm. Nguyên nhân là vì yến mạch có hàm lượng dồi dào dưỡng chất như: vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin K và E, các khoáng chất thiết yếu là canxi, phospho, sắt, magie, natri, kẽm, kali… Tất cả đều rất cần thiết trong việc giúp nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả để trẻ ăn ngon chóng lớn.

Không những thế, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan được xem là thành phần tự nhiên chống lại chứng táo bón ở trẻ. Hơn nữa, yến mạch còn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ ăn dặm, chẳng hạn như:

  • Với lượng dồi dào vitamin, việc nấu cháo yến mạch cho bé giúp thúc đẩy các hoạt động của cơ thể, tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh hơn và ít bị ốm vặt hơn.
  • Các khoáng chất có trong yến mạch như canxi và phospho rất tốt cho xương và răng, sắt giúp phòng ngừa chứng thiếu máu, magie hỗ trợ để canxi phát huy tối đa vai trò, kali và natri là những chất điện giải cần cho hoạt động của não và các cơ bắp.
  • Nấu yến mạch cho bé giúp bổ sung lượng protein dồi dào, nhưng không hề gây khó tiêu cho trẻ.
  • Yến mạch là loại ngũ cốc ít gây ra tình trạng dị ứng nhất.
  • Yến mạch nấu cháo cho bé còn là nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống lại các gốc tự do trong cơ thể, từ đó bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư…

Những lưu ý trong cách nấu cháo yến mạch cho bé

lưu ý trong cách nấu cháo yến mạch

  • Mẹ không nên chọn loại yến mạch ăn liền (instant oat) vì có nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Thay vì vậy, mẹ nên chọn các loại yến mạch nguyên chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn.
  • Một vài trường hợp trẻ bị dị ứng với yến mạch. Vì vậy mẹ cũng cần theo dõi kỹ để xem con mình có gặp phải tình huống như vậy hay không.
  • Để yến mạch nguyên chất nhanh chín hơn, cách làm là bạn nên ngâm với nước tinh khiết khoảng 20 phút trước khi nấu cháo. Khi nấu cháo yến mạch cho bé, mẹ chỉ nên nấu với ngọn lửa vừa. Lý do là khi nấu trên ngọn lửa lớn, các chất dinh dưỡng sẽ dễ bị biến chất.
  • Thêm một thông tin nữa là yến mạch yến mạch nấu cháo cho bé rất dễ bị mốc. Chính vì vậy, bạn không nên mua quá nhiều. Để bảo quản loại thực phẩm này tốt, dùng được lâu, bạn nên cho vào trong hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.

Cháo yến mạch cho bé ăn nhiều được không?

Nếu trẻ thích ăn cháo yến mạch, mẹ có thể cho bé ăn một lượng vừa phải, nhưng cần luân phiên thay đổi các nguyên liệu mỗi ngày. Mặt khác, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều cháo yến mạch liên tục, nếu không, trẻ sẽ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng.

Nhìn chung yến mạch là loại thực phẩm vô cùng giàu dưỡng chất. Với cách nấu cháo yến mạch cho bé đơn giản, cùng việc kết hợp với các nguyên liệu khác tùy vào độ tuổi của bé, bạn đã thành công trong việc biến một món ăn tưởng chừng nhạt nhẽo trở nên thu hút, hấp dẫn hơn.

top