HIV là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phòng tránh HIV bạn có thể áp dụng.
Hiểu rõ về cách thức lây nhiễm và cách phòng chống HIV sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
HIV là từ viết tắt của Human Immuno-deficiency Virus – một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người, gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể.
AIDS là từ viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrom – giai đoạn cuối của bệnh HIV. Ở giai đoạn AIDS, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc phải các bệnh như ung thư, nhiễm khuẩn…
Để biết cách phòng chống HIV, trước hết bạn phải biết rõ cách virus HIV lây lan. HIV chỉ lây truyền qua dịch cơ thể, chẳng hạn như: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ.
HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như trên bề mặt), và nó không thể sinh sôi nảy nở bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, HIV không lây qua các đường như:
Khi tải lượng virus của một người nhiễm HIV giảm đi thì khả năng lây bệnh cũng sẽ giảm xuống. Những người có HIV nhưng họ đang sử dụng liệu pháp kháng virus, ví dụ: thuốc kháng HIV, và có tải lượng virus rất thấp hoặc không thể phát hiện, ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn những người có HIV và có tải lượng virus cao.
Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV có thể vẫn có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình ngay cả khi họ có tải lượng virus không thể phát hiện, bởi vì:
Để áp dụng những cách phòng tránh HIV/AIDS, bạn cần hiểu về những đường lây nhiễm phổ biến của căn bệnh này. Chúng bao gồm:
HIV thường lây lan qua đường máu
Trước đây, máu được lấy từ người hiến máu nhiễm bệnh là nguồn lây truyền có khả năng mắc bệnh cao nhất. Do đó, các biện pháp sàng lọc và xét nghiệm máu kỹ trước khi truyền đã trở nên chặt chẽ hơn kể từ năm 1985. Mọi túi máu hiến đều được xét nghiệm HIV. Nếu có phản ứng dương tính với HIV, các túi máu này sẽ bị loại bỏ. Mặc dù có rất nhiều biện pháp an toàn nhưng cũng có nguy cơ nhỏ máu nhiễm HIV vẫn có thể được sử dụng trong truyền máu.
Dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV
Bạn có thể bị lây nhiễm HIV qua vết cắn, hoặc dính chất dịch cơ thể (bao gồm cả tinh dịch hoặc nước bọt), nhưng tỉ lệ này không đáng kể.
Việc hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng chống HIV/AIDS hiệu quả. Bạn có nguy cơ cao lây nhiễm virus khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.
Hoạt động tình dục qua đường hậu môn và đường âm đạo đều có thể lây truyền HIV, đặc biệt là khi quan hệ không sử dụng bao cao su. Tất cả các hình thức quan hệ bằng miệng được coi là có nguy cơ thấp. Tuy nhiên, HIV vẫn có thể truyền qua quan hệ bằng miệng, đặc biệt là khi có xuất tinh trong miệng khi miệng đang có vết thương hở.
Ngoài máu và dịch tiết từ đường sinh dục, HIV còn lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc cho con bú. Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ. Ngoài ra, HIV cũng có thể lây truyền qua em bé nếu người mẹ nhiễm bệnh nhai thức ăn trước rồi mớm cho con, mặc dù nguy cơ này khá thấp.
Điều đầu tiên trong cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS là không sử dụng ma túy và các chất kích thích. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của bạn, làm cho bạn dễ thực hiện những hành vi không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số loại thuốc, như thuốc tiêm tĩnh mạch, cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV hơn vì những loại thuốc này tiếp xúc trực tiếp với máu.
Quan hệ tình dục an toàn là quan hệ có sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, điều quan trọng là phải quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng quan hệ có dùng bao cao su không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ lây nhiễm HIV 100% được vì bao có thể bị thủng hoặc bạn sử dụng sai cách.
Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai bạn ngăn ngừa các rủi ro và chủ động áp dụng cách phòng bệnh HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV, nhưng đắt tiền và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.
Bơm kim tiêm có thể dễ dàng mang HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc tiêm mà không do các cơ sở y tế cung cấp với dụng cụ đã được tiệt trùng đầy đủ.
Bạn không bao giờ biết chắc được một ai đó có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Những chất dịch cơ thể đó bao gồm:
Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có HIV không. Xét nghiệm này là một phần bắt buộc trong giai đoạn sàng lọc trước khi sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Do đó, biện pháp để phòng tránh HIV cho trẻ nhỏ là điều trị trong thai kỳ để làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV.
Chuẩn bị cho mình một số kiến thức tốt là cách phòng tránh HIV/AIDS tốt nhất bạn có thể thực hiện. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.
Các vấn đề về răng
Sức khoẻ nữ giới
Tiểu đường
Mang thai
Viêm nướu & nha chu
Sức khoẻ mẹ & bé