Cũng như các dạng viêm tai khác, viêm tai ngoài cần được phát hiện và điều trị sớm để giảm bớt khó chịu và tránh biến chứng. Trong trường hợp bị viêm không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị theo những cách chữa viêm tai ngoài bằng những vật liệu có sẵn, ngay tại nhà.
“Viêm tai ngoài” là chỉ tình trạng viêm xảy ra ở da của phần ống tai kéo dài từ cửa tai đến màng nhĩ. Da của vùng này cũng thuộc loại “quý tộc”, rất “ẻo lả” và vô cùng nhạy cảm, do đó, khi bị viêm, nó cũng “hành” người ta “lên bờ xuống ruộng”. Cùng Hello Bacsi tham khảo các 7 chữa viêm tai ngoài tại nhà đơn giản và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé.
Trước khi tìm hiểu các cách chữa viêm tai ngoài tại nhà, cùng điểm qua các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải khi bị tình trạng viêm này “hành hạ”. Khi phần da che phủ ống tai ngoài bị viêm sẽ thường có những triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ trong tai. Đau tăng lên khi ấn vào cửa lỗ tai hoặc khi kéo vành tai. Cơn đau có thể lan ra vùng cổ, vùng hàm mặt và lên đầu
- Cảm giác ngứa bên trong tai, đầy tai
- Ù tai
- Sốt nhẹ
- Trong tai có thể có các nốt mụn nhỏ và đau khi chạm vào
- Tai chảy dịch hoặc mủ
- Nghe kém hoặc mất thính lực tạm thời
- Tấy đỏ da vùng tai
- Sưng hạch cổ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ống tai ngoài là do nước bẩn lọt vào trong tai. Ống tai giống như một cái “lọ”, có đáy là màng nhĩ nên về nguyên tắc, nước chảy vô bao nhiêu thì sẽ chảy ra chừng đó, “không có cửa” để đi tiếp. Tuy nhiên, nếu ngụp lặn quá lâu hoặc để cho nước đọng lại trong tai thì nguy cơ sẽ gây “rắc rối”. Khi bị “ngâm” trong nước, da tai sẽ bị suy yếu sức đề kháng, hơn nữa, nếu là nước bị ô nhiễm thì các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập để gây viêm. Bệnh thường gặp ở những trẻ em “vui chơi quá đà” trong hồ bơi công cộng, trong ao tù, kênh rạch. Ngoài ra, bệnh còn do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
Lưu ý là tác nhân gây viêm tai ngoài bao gồm vi khuẩn, virus và vi nấm. Đặc biệt, khi dùng chung những dụng cụ lấy ráy tai, nấm sẽ lây từ người này qua người khác rất dễ dàng.
Nhiều người khi bị viêm tai ngoài thường chưa đi khám ngay mà hay tìm cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hoặc áp dụng các mẹo chữa viêm tai ngoài tại nhà. Theo các chuyên gia sức khỏe, trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và ở dạng nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm ống tai ngoài tại nhà để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tai không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng nặng thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Các cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hoặc mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:
Nhiều tài liệu cho biết nước ép củ hành tây đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai từ những năm 1800. Nghiên cứu cho rằng quercetin – một loại flavonoid có nhiều trong hành tây có tính chất kháng viêm, tuy nhiên điều này không chắc chắn. Tính năng kháng khuẩn của hành tây có vẻ nổi trội hơn.
Bạn có thể dùng hành tây để chữa viêm ống tai ngoài theo 2 cách sau:
Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng tỏi được tiến hành như thế nào? Trong dân gian, tỏi được coi như “thần dược”. Ngoài khả năng “trừ tà” thì khoa học đã chứng minh rằng tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng vi nấm và chống ung thư. Nó làm gia tăng đáp ứng miễn dịch chống viêm. Cách chữa viêm tai ngoài bằng tỏi là dùng dầu tỏi. Cách làm dầu tỏi rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Nghiền vài tép tỏi tươi rồi cho vào lọ đựng.
- Thêm dầu ô liu nguyên chất vào lọ. Để hỗn hợp này qua đêm, sau đó dùng lưới lọc các bã tỏi ra, chắt lại dầu sạch.
- Nằm nghiêng, nhỏ vài giọt dầu tỏi vào tai. Giữ tư thế này trong 10-15 phút. Sau đó nghiêng đầu qua bên kia để dầu chảy ra khỏi tai và lau sạch tai.
- Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng viêm tai ngoài thuyên giảm.
Khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà với dầu tỏi này, để dầu tỏi không bị hư, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, như vậy bạn có thể giữ được tối đa khoảng 4 ngày.
Cũng như hành tây và tỏi, dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay cách chữa viêm ống tai ngoài tại nhà bằng dầu dừa là bạn có thể nhỏ từ 3-5 giọt dầu dừa lên tăm bông và thoa đều lên vùng cửa tai và phần ngoài của ống tai. Khi thoa, tránh đưa tăm bông vào quá sâu vì có thể đẩy ráy vô trong hoặc làm tổn thương màng nhĩ.
Nếu không dùng tăm bông, bạn có thể dùng bông gòn vo viên, thấm đẫm dầu dừa và nhét bít tại cửa lỗ tai. Để yên trong 5-10 phút để hơi dầu dừa lan tỏa vào bên trong ống tai.
Cách trị viêm tai ngoài bằng giấm táo cũng là một phương pháp khá hiệu quả mà bạn nên thử. Axit axetic có trong giấm táo có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Khi bị viêm tai ngoài, bạn có thể nhỏ một vài giọt giấm táo (không pha loãng) vào bên tai bị viêm và giữ yên trong khoảng 15 phút. Để nâng cao hiệu quả điều trị khi áp dụng cách chữa viêm tai ngoài với giấm táo, bạn nên thực hiện việc này nhiều lần trong ngày.
Một cách chữa viêm tai ngoài tại nhà khác mà bạn có thể áp dụng là dùng dung dịch cồn và giấm. Như đã đề cập, axit có trong giấm có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, cồn 90° có tác dụng sát khuẩn và làm bay hơi lượng nước còn ứ đọng trong tai. Vì vậy, hỗn hợp cồn giấm này sẽ “song kiếm hợp bích” để “trừ độc, tiêu viêm”. Bạn có thể pha giấm táo và cồn theo tỷ lệ 1:1 rồi nhỏ vài giọt hỗn hợp này vào bên tai bị viêm 2 lần/ngày.
Oxy già (Hydrogen Peroxide – H2O2) khi kết hợp với enzyme catalase của tổ chức viêm sẽ tạo ra oxy mới sinh (O) và nước (H2O). Oxy “non” này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bọt khí mới sinh phun trào làm trôi đi những “tàn tích” của quá trình viêm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng oxy già trong trường hợp tình trạng viêm tai không quá nghiêm trọng.
Nếu áp dụng cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà với oxy già, bạn cần lưu ý là oxy già có thể gây bỏng rát, kích ứng da mặc dù nồng độ chỉ 3%. Vì vậy, bạn cần pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn có thể thấm vào tăm bông để lau rửa, làm sạch vùng ống tai viêm hoặc nhỏ 2-3 giọt trực tiếp vào trong tai, để yên trong 30 giây rồi lau đi.
Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng máy sấy tóc hay mẹo chữa viêm tai ngoài tại nhà với máy sấy tóc nên thực hiện như thế nào? Thực chất của cách chữa viêm tai ngoài này là sử dụng máy sấy tóc để “sấy tai”, tức là lợi dụng luồng khí nóng từ máy sấy tóc để làm khô tai. Bạn có thể điều chỉnh máy sấy tóc về mức nhiệt thấp và để máy cách một khoảng phù hợp sao cho luồng khí nóng thổi vào trong tai vừa phải. Giữ như vậy trong khoảng 20 phút.
Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc giống như “chườm nóng”, có thể làm giảm bớt cảm giác khó chịu, đồng thời giúp lượng nước ứ đọng trong tai nhanh chóng bay hơi. Tuy nhiên, bạn nên tránh đặt máy quá sát tai vì có thể gây bỏng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dịu cơn đau do viêm tai ngoài bằng các nguồn nhiệt từ miếng đệm sưởi ấm, khăn ấm hoặc chai nước nóng bọc vải bên ngoài. Một lần nữa, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bị bỏng.
Nếu đã thử các cách chữa viêm tai ngoài tại nhà nhưng không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bởi, trong một số trường hợp, tình trạng viêm tai ngoài phải được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 5 đến 7 ngày. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dùng tại chỗ dạng thuốc nhỏ, thuốc bôi. Đôi khi, bác sĩ tẩm thuốc vào một đoạn bấc để nhét vào ống tai cho thuốc ngấm đều và tránh chít hẹp ống tai. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm, kết hợp cả điều trị tại chỗ và toàn thân.
Trong cách chữa viêm tai ngoài, để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng nhiễm trùng tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý, phải tái khám định kỳ để làm thuốc tai cho đều, như vậy mới mau khỏi bệnh.
Nếu được điều trị đúng cách, viêm tai ngoài sẽ nhanh chóng được kiểm soát và đẩy lùi.
Tiểu đường
Chăm sóc răng miệng
Bệnh cơ xương khóp
Dược liệu
Bệnh hô hấp
Sức khoẻ nam giới