Nhiệt miệng mỗi khi ghé thăm lại thường gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn uống hay sinh hoạt. Để vết loét nhanh lành, bạn có thể thử 7 cách chữa nhiệt miệng đơn giản ngay tại nhà.
Nhiệt miệng (hay lở miệng, loét miệng) y khoa gọi là áp tơ là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa được xác định. Triệu chứng đặc trưng là các vết loét tròn hoặc bầu dục, bờ đều, có vòng viêm đỏ xung quanh, đáy phủ màu trắng xám, thường lành sau 7 đến 10 ngày và không để lại sẹo.
Có 3 dạng áp tơ là áp tơ đơn giản, áp tơ khổng lồ và áp tơ dạng herpes. Trong đó áp tơ khổng lồ là dạng nặng nhất, gây đau nhức nhiều ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, lành sau 2 đến 6 tuần và có thể tạo sẹo.
Bị nhiệt miệng nên làm gì? Nếu bạn đang tìm cách trị nhiệt miệng nhanh, thì dưới đây là 7 mẹo chữa nhiệt miệng mức độ nhẹ tại nhà nhanh nhất mà bạn nên tham khảo.
Bị nhiệt miệng phải làm sao hay cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối là như thế nào? Cách hết lở miệng là bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục. Tuy nước muối khiến bạn hơi rát nhưng sẽ giúp làm khô vết loét nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng nhanh theo các bước sau:
Để tiện lợi và sạch sẽ nhất bạn có thể mua các chai nước muối súc miệng bán sẵn tại nhà thuốc Tây và làm ấm lại trước khi súc để đạt hiệu quả tối ưu.
2. Dùng baking soda – Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Bạn đang tìm cách hết nhiệt miệng trong 1 đêm? Theo chia sẻ của nhiều người, súc miệng bằng baking soda là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất. Loại muối nở này sẽ giúp bạn cân bằng độ pH và giảm viêm để vết loét nhanh lành. Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda được thực hiện như sau:
Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ cấp.
Với cách trị nhiệt miệng này, bạn hãy thoa mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày. Bạn nên chọn mua loại mật ong nguyên chất để đạt hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt vì trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Chất kháng viêm tự nhiên này giúp vết thương bớt đỏ hay đau. Do đó, đừng ngần ngại tham khảo cách trị nhiệt miệng bằng dầu dừa sau đây.
Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành. Bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa ngày 2 – 3 lần để giúp vết loét nhanh lành hơn.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng cúc La Mã tuy đơn gian nhưng lại vô cùng hiệu quả. Cúc La Mã là phương thuốc tự nhiên giúp chữa lành vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol.
Azulene còn được xem là hoạt chất “ vàng” trong trị mụn và kháng viêm, được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da.
Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút để giúp làm dịu vết thương. Nếu thích, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.
Oxy già hay còn gọi là hydrogen peroxide là 1 dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm sạch vết thương và giảm vi khuẩn trong miệng. Khi bôi lên vết thương sẽ thấy sủi bọt trắng và cảm giác đau rát khá mạnh.
Tuy có tác dụng diệt khuẩn nhưng đây là khuyến cáo trị nhiệt miệng tại nhà ít được lựa chọn nhất. Bởi oxy già có thể tiêu diệt bạch cầu, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh làm giảm khả năng hỗ trợ phục hồi vết thương. Có rất nhiều phương pháp và dung dịch sát khuẩn khác nhau để lựa chọn nên oxy già không phải là 1 giải pháp tối ưu trong sát khuẩn như ngày xưa.
Là loại nước súc miệng được nha sỹ khuyên dùng trong kiểm soát viêm nhiễm vùng miệng, thúc đẩy lành thương và kiểm soát tái phát của nhiệt miệng.
Pha loãng nước súc miệng bằng nước ấm theo hướng dẫn sử dụng, dùng 2-3 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng 30 phút, và ngưng sử dụng khi hết nhiệt miệng hoặc đã kiểm soát được tình trạng viêm nướu. Không sử dụng Eludril như nước súc miệng dùng hằng ngày vì các tác dụng phụ của nó nếu dùng kéo dài.
Các cách chữa nhiệt miệng tại nhà dựa trên những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn có sẵn xung quanh bạn. Hãy áp dụng các cách chữa nhiệt miệng nhanh này để bớt khó chịu, đau đớn khi ăn, nói năng cũng như các sinh hoạt hàng ngày khác.
Sức khoẻ giới tính
Sức khoẻ tình dục
Bệnh hô hấp
Bệnh truyền nhiễm
Ăn uống lành mạnh
Sức khỏe răng miệng