Bị chó cắn không nên ăn gì? Nên làm gì và lưu ý gì để phòng bệnh dại?

Bị chó cắn không nên ăn gì? Nên làm gì và lưu ý gì để phòng bệnh dại?

Khi bị chó cắn, ngoài việc xử lý vết thương và tiêm phòng bệnh dại, nhiều người còn lo lắng về chế độ ăn uống sao cho vết cắn mau lành, không bị nhiễm trùng, mưng mủ, lồi sẹo. Vậy, bị chó cắn không nên ăn gì để tránh những biến chứng?

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được bị chó cắn không nên ăn gì nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ vết thương, giúp vết thương nhanh lành. 

Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn không nên ăn gì?

Khi chẳng may bị chó cắn, sau khi xử lý vết thương và tiêm ngừa bệnh dại, không ít người đặt ra câu hỏi liệu bị chó cắn không nên ăn gì trong quá trình theo dõi, chăm sóc và phục hồi. Nguyên nhân là vì có quan niệm cho rằng một số thực phẩm có thể góp phần gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc làm vết thương chậm lành.

Thực tế, đối với vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì, các chuyên gia cho rằng người bệnh không nên kiêng ăn, kén ăn mà hãy ăn như bình thường, thậm chí là cần phải đảm bảo thực đơn mỗi bữa cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất.

Việc phối hợp đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ “chiến đấu” lại với các vi khuẩn có hại tại vết chó cắn, góp phần đẩy nhanh quá trình lành thương.

bị chó cắn không nên ăn gì

Mặc dù vậy, một số người cũng quan tâm đến vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì vì cho rằng một vài thực phẩm có thể gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Không những thế, sau khi bị chó cắn, bạn cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn về việc tiêm phòng bệnh dại, trong khi một số thực phẩm có thể tương tác với vắc xin ngừa bệnh dại, gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa. 

Do đó, để giải tỏa tâm lý lo sợ bị chó cắn có sao không và bị chó cắn không nên ăn gì, có một số thực phẩm mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn, bao gồm:

  • Tuyệt đối không uống rượu, bia vì thức uống có cồn có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nói không với đồ ăn thức uống có chứa các chất kích thích, caffeine, vì những hoạt chất này có thể tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những biểu hiện có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh dại.
  • Tránh những thực phẩm dễ gây mưng mủ, sẹo lồi: Nếu bạn đang thắc mắc bị chó cắn không nên ăn gì, theo quan niệm dân gian, hãy tránh ăn rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm, cua…
  • Tránh ăn thực phẩm gây buồn nôn, nôn mửa, nhất là sau khi tiêm phòng bệnh dại, như thịt sống, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt động vật có vỏ… Nếu bạn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mà cảm thấy buồn nôn, khó chịu, cần ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Bị chó cắn không nên ăn gì? Lời khuyên là hãy hạn chế đường hay thực phẩm có nhiều đường vì đường có thể góp phần gây viêm và làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Hạn chế thức ăn cứng hoặc khó nhai vì nó có thể gây tác động đến vết thương nếu vết chó cắn ở miệng hoặc trên mặt.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay hoặc có tính axit cao, vì chúng có thể gây đau và khó chịu, kích ứng vết thương nếu vết chó cắn ở vùng miệng.

Bị chó cắn nên làm gì?

Không chỉ nên quan tâm đến vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì, mà vấn đề quan trọng hơn cả là bị chó cắn nên làm gì, quy trình sơ cứu vết thương thế nào để tránh nhiễm trùng và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh dại.

Theo các chuyên gia y tế, khi bị chó cắn, bạn cần bình tĩnh làm theo những bước sau:

Bước 1: Rửa sạch và khử trùng vết thương

bị chó cắn không nên ăn gì: cần rửa sạch vết thương

  • Tìm ngay một vòi nước gần nhất để rửa sạch vết máu và vết thương bên ngoài da nhằm làm giảm lượng virus, vi khuẩn và các mầm mống gây nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết cắn.
  • Rửa và xối vết thương bằng xà phòng và nước liên tục trong 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa bằng nước. Đây là cách sơ cứu hiệu quả nhất đối với việc phòng chống nguy cơ mắc bệnh bệnh dại.
  • Dùng bông y tế thấm cồn 70 độ hoặc oxy già, povidone, iodine để sát trùng vết thương nhằm loại bỏ tối đa vi trùng xung quanh vết thương.

Lưu ý

  • Không đổ trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vết thương mà cần thấm ra bông y tế.
  • Nhẹ nhàng sát khuẩn cho vết thương chứ không nên chà xát mạnh gây động vết thương.

Bước 2: Cầm máu và băng bó

bị chó cắn không nên ăn gì: băng vết thương

Sau khi rửa sạch và khử trùng vết thương, lúc này, bạn vẫn chưa cần quan tâm đến vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì, mà cần tiến hành cầm máu và băng bó vết chó cắn.

Thông thường, sau khi khử trùng, vết thương sẽ ngừng chảy máu. Nhưng nếu sau 15 phút mà vết thương vẫn chảy máu thì cần dùng băng gạc y tế để cầm máu.

  • Đặt miếng gạc lên vết chó cắn và ấn giữ miếng gạc để tạo áp lực có thể giúp máu ngưng chảy và đông lại. 
  • Nếu máu vẫn chảy nhiều, phun thành tia thì dùng thun garo buộc quanh vết thương để giảm lưu lượng máu đổ về vết thương, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh để mất máu quá nhiều.

Mẹo

Để cầm máu nhanh hơn, bạn nên nâng vết thương lên cao sau khi băng bó, cầm máu.

Bước 3: Tiêm vắc xin phòng bệnh dại và uốn ván kịp thời

bị chó cắn không nên ăn gì: tiêm phòng bệnh dại

Sau khi bị chó cắn và sơ cứu vết thương, bạn nên đến các cơ sở chuyên tiêm phòng để được chủng ngừa bệnh dại và uốn ván. Đừng quên sau khi chủng ngừa đầy đủ cần lưu ý vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì để hạn chế tối đa tác dụng phụ do vắc xin gây ra.

Lưu ý

  • Vắc xin ngừa bệnh uốn ván nên được tiêm phòng khi cần thiết, nhất là trong trường hợp bạn chưa từng hoặc đã lâu không tiêm ngừa uốn ván.
  • Bạn cũng nên theo dõi tình trạng của con chó đã cắn bạn, sau đó báo với bác sĩ để có được chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Những lưu ý khi bị chó cắn

Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc bị chó cắn không nên ăn gì! Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi bị chó cắn:

  • Không tự ý khâu vết thương để tránh nhiễm trùng nặng. Với những vết cắn sâu, rách hở… cần được nhân viên y tế xử lý đúng cách. 
  • Tránh để ớt, nước ép, nhựa cây hay những chất dễ gây kích ứng nói chung… bắn vào vết cắn.
  • Nếu bị chó cắn ở những bộ phận nguy hiểm như đầu, mặt, cổ, cơ quan sinh dục… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chủng ngừa.
  • Không áp dụng các mẹo phòng bệnh dại được truyền miệng, vì phương pháp phòng ngừa bệnh dại duy nhất hiện nay được công nhận là tiêm vắc xin.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì.

top