Đau ngực phải thường ít được nói đến hơn đau ngực trái, nhưng cũng là triệu chứng thường gặp. Đau ngực bên phải hiếm khi liên quan đến các bệnh lý tim mạch nhưng lại khiến chúng ta khó chịu và bất an.
Vậy đau nhói hay đau tức ngực bên phải là bệnh gì? Liệu nó có nguy hiểm như đau ngực trái? Khi nào bạn nên đi bệnh viện nếu cơn đau nhói ngực bên phải xuất hiện?
Bạn phải gọi cấp cứu ngay nếu cơn đau ngực bên phải kèm theo một trong những triệu chứng sau:
Bất kể triệu chứng nào kể trên đều liên quan đến cơn nhồi máu cơ tim – một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện vừa kể trên.
Rối loạn lo âu hay trầm cảm nặng có thể gây ra những cơn hoảng loạn, dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim. Cơn hoảng loạn có thể tự xuất hiện hoặc bị kích động bởi một biến cố xảy ra trong đời bạn.
Các triệu chứng hoảng loạn thường gặp là:
Trong cơn hoảng loạn, bạn hít thở sâu bị đau ngực bên phải vì khi bạn thở gấp sẽ khiến các cơ thành ngực bị co thắt. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn hãy cố gắng ngồi xuống, hít thở đều và sâu cho đến khi nhịp thở trở lại bình thường.
Vì các triệu chứng của cơn hoảng loạn rất giống một cơn nhồi máu cơ tim nên nếu cảm thấy không an tâm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Chấn thương hoặc vận động quá nhiều có thể gây căng cơ, bao gồm cả cơ ngực. Đau cơ cũng có thể xảy ra khi bạn căng thẳng hoặc lo lắng.
Trong hầu hết trường hợp, bạn chỉ cần sử dụng các thuốc giảm đau thông thường và nghỉ ngơi để giảm nhẹ các triệu chứng.
Các ca chấn thương lên vùng ngực như giập cơ hoặc rách cơ ngực sẽ kiến bạn bị đau nhói ngực bên phải. Nếu chấn thương nghiêm trọng, bạn còn có thể bị rạn hoặc trật khớp xương sườn.
Khi bị chấn thương phần ngực bên phải, bạn thường có những biểu hiện như:
Lúc này, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và chỉ định xem chấn thương của bạn sẽ tự lành hay cần phải điều trị.
Ợ nóng là cảm giác bỏng rát ở ngực thường xảy sau khi ăn, ngả người ra sau, tập thể dục hoặc thậm chí khi bạn nằm xuống. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản.
Khi đó, ngoài cảm giác bị đau vùng ngực bên phải, bạn còn bị:
Nếu bạn bị trào ngược axit từ 2 lần/tuần trở lên, bạn có thể đã bị trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có các biện pháp điều trị phù hợp.
Đau ngực là triệu chứng chính của viêm khớp sụn sườn. Tình trạng này xảy ra khi sụn ở xương sườn bị viêm. Cơn đau lồng ngực bên phải hoặc bên trái, từ nhẹ đến nặng.
Triệu chứng kèm theo là đau vùng lưng, vùng bụng hoặc cả hai. Cơn đau tăng lên khi bạn ho hoặc hít sâu. Đau tức ngực phải do viêm khớp sụn sườn có thể giống cơn đau do các bệnh lý tim mạch nên bạn cần đi cấp cứu ngay.
Trong hầu hết trường hợp, viêm túi mật thường do sỏi bị tắc trong ống dẫn mật hoặc khối u trong túi mật.
Viêm túi mật gây đau dưới ngực bên phải dữ dội, thường bị nhầm với cơn đau ngực phải. Cơn đau có thể lan lên vai hay ra sau lưng phải. Bạn có thể bị các triệu chứng khác như:
Nếu gặp phải những biểu hiện trên, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.
Khi bị viêm tụy, bạn sẽ thấy đau tức ngực bên phải hoặc vùng bụng trên. Cơn đau có thể lan ra lưng, kèm thêm cảm giác khó chịu ở ngực. Cùng với đau ngực phải, bạn có thể bị:
Khi cơ thể có những triệu chứng này, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Giời leo là bệnh do virus varicella-zoster gây ra. Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Những triệu chứng của bệnh giời leo ở ngực thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh phổi hoặc những vấn đề liên quan đến tim mạch. Biểu hiện giời leo rõ nhất là xuất hiện ban đỏ dưới da.
Ngoài đau ngực bên phải, bệnh này còn đi kèm với các triệu chứng như:
Cách chữa đau ngực phải do giời leo không khó, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc kháng virus acyclovir bôi, có thể thêm thuốc uống.
Tuy nhiên, để phòng ngừa các biến chứng của giời leo, nhất là khi hệ miễn dịch suy yếu, bạn nên thăm khám và điều trị sớm.
Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng lót ở thành ngực hoặc màng bao bọc hai lá phổi bị viêm. Bệnh có thể gây đau ở cả 2 bên ngực, 2 vai và lưng khi bạn hít thở.
Các triệu chứng bao gồm:
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Viêm phổi xảy ra ở 1 hay 2 bên phổi. Khi bị viêm phổi phải, bạn thường có cảm giác đau ngực phải hoặc trái kèm ho khạc có đàm. Cơn đau tăng dần khi bạn thở.
Viêm phổi thường gây ra nhiều triệu chứng khác như:
Khi có những dấu hiệu này, bạn phải được thăm khám và thực hiện các quy trình xét nghiệm để bác sĩ chỉ định cách điều trị thích hợp.
Khi bạn đột ngột bị đau, tức ngực phải hoặc trái dữ dội, có thể bạn đã bị tràn khí màng phổi. Bệnh thường là hậu quả của chấn thương vùng ngực.
Các triệu chứng khác kèm theo gồm:
Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Viêm ở tim có thể là viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim. Triệu chứng thường là đau tức ngực bên phải và trái ở nhiều cấp độ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng:
Nếu bị viêm màng ngoài tim, bạn có thể bị đau ngực dữ dội kéo dài giống như cơn nhồi máu cơ tim. Vì thế, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn có thể thấy đau tức ngực phải, ngực trái hoặc cả vùng ngực do máu bị ứ lại ở vòng tuần hoàn phổi. Kèm với cơn đau ngực, bạn còn gặp phải nhiều triệu chứng tăng huyết áp động mạch phổi khác như:
Để những triệu chứng này không đe dọa đến tính mạng, bạn cần phải được thăm khám ngay khi có những biểu hiện đầu tiên.
Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng đau ngực phải có thể là một vấn đề bình thường hoặc liên quan đến các bệnh nặng, như đau tim hoặc xẹp phổi (tràn khí màng phổi). Các tình trạng đau ngực phải nguy hiểm thường đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng.
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim như trên 55 tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, thì nên đi cấp cứu khi bị đau nhói vùng ngực phải.
Bạn cũng nên đi cấp cứu nếu có thêm các triệu chứng kèm theo đau ngực, như đau lan xuống cánh tay, buồn nôn và đổ mồ hôi.
Giảm đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau ngực phải. Nếu chỉ đơn giản bị căng cơ, bạn có thể chườm đá lên vùng bị ảnh hưởng, nhưng nếu do vấn đề nghiêm trọng hơn gây ra, bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Họ có thể cho bạn dùng thuốc hoặc phẫu thuật.