Bạn có thói quen cạo lông vùng kín (cạo lông mu) để trông sạch sẽ và gọn gàng hơn? Tuy nhiên, cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không? Bạn có nên cạo lông vùng kín nữ không?
Lông mu, hay còn gọi là lớp lông vùng kín có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe vùng kín. Việc cạo mất đi phần lông này có thể khiến bạn đối mặt với một số vấn đề như viêm sưng hoặc nhiễm trùng. Nếu bạn đang thắc mắc cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không, hãy cùng tìm hiểu cụ thể!
Câu trả lời là có, cạo lông vùng bikini có thể ảnh hưởng đến sức khỏe! Trừ khi có lý do y tế hoặc vệ sinh được bác sĩ chỉ định, nếu thường xuyên cạo lông “cô bé”, bạn có thể gặp những rủi ro sau đây:
Trong một số trường hợp nhất định, bạn sẽ thắc mắc có nên cạo lông vùng kín nữ không? Không có khuyến nghị y khoa nào về việc cạo lông mu. Bạn thực sự không cần loại bỏ lông vùng kín vì bất kỳ lý do sức khỏe nào. Loại bỏ lông vùng kín có thể tăng khả năng bị viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần cạo lông vùng kín. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia sức khỏe hoặc bác sĩ để củng cố quyết định của mình. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn cạo lông vùng kín trong những trường hợp sau:
Ngoài những trường hợp trên, bạn không nên tùy tiện cạo hoặc tẩy lông vùng kín. Để hiểu vì sao, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu tác dụng của lông vùng kín sau đây!
Không có lợi ích sức khỏe nào liên quan đến việc loại bỏ lông mu. Ngay sau đây là 4 lợi ích của lông vùng kín mà ít người biết đến.
Nhiệm vụ chính của lông mu là bảo vệ và che chở “cô bé” của bạn tránh khỏi các tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Cạo lông bikini có sao không? Việc này sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của bạn.
Chính xác hơn, lớp lông mu ở vùng sinh dục nữ đóng vai trò như màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập của các “vị khách không mời” như vi khuẩn, virus, nấm… Những mầm bệnh này sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc một số dạng nhiễm trùng, như nấm âm đạo hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.
Bạn cần nhớ rằng việc cạo lông vùng kín không giúp cho khu vực này sạch sẽ hơn mà chỉ làm tăng cơ hội xâm nhập cho các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Thay vì cạo lông mu, bạn có thể giữ gìn vệ sinh vùng kín bằng cách rửa vùng kín với nước sạch và xà phòng dịu nhẹ hằng ngày. Lưu ý là chỉ nên rửa vùng kín nhẹ nhàng và không thụt rửa âm đạo nhé.
Các hoạt động thường ngày như chạy bộ, đạp xe hoặc đi lại luôn tạo ra sự ma sát nhất định ở vùng háng. Nếu bạn cạo lông vùng kín và khiến vùng da nơi này trở nên nhẵn nhụi, nguy cơ ma sát gây kích ứng da sẽ tăng lên. Tình trạng cọ xát tưởng chừng không gây ảnh hưởng này trên thực tế lại có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bức bối trong suốt cả ngày dài.
Lớp lông mu có vai trò rất quan trọng giúp bạn giảm bớt ma sát và tác động đến vùng nhạy cảm. Do đó, khi quyết định có nên cạo lông vùng kín hay không, bạn hãy cân nhắc kỹ để có chọn lựa đúng đắn.
Nếu bạn còn đang suy nghĩ có nên cạo lông vùng kín không, hãy cân nhắc. Một nguyên nhân khác khiến bạn không nên cạo bỏ đi phần lông vùng kín là vì những sợi lông này còn có tác dụng duy trì nhiệt độ của “cô bé”. Bên cạnh phần đệm thịt mềm, lớp lông cũng có khả năng lưu giữ lượng nhiệt nhất định.
Vì vậy, vào những ngày trời lạnh, lớp lông này có thể giúp giữ ấm cho vùng sinh dục. Còn trong ngày hè nóng nực, chất dầu ở da vùng kín sẽ tiết ra để làm mát “cô bé”.
Việc cạo bỏ đi lông vùng bikini dường như không phải là một lựa chọn lý tưởng nếu như bạn muốn duy trì nhiệt độ vùng sinh dục ở mức thích hợp và khỏe mạnh.
Điều này nghe có vẻ trái ngược hoàn toàn với quan điểm thẩm mỹ của hầu hết chị em. Tuy nhiên, vấn đề là khi bạn hoàn toàn cởi bỏ quần áo và lộ rõ mọi thứ trước mặt vợ / chồng mình, dường như việc “cô bé” được che đậy bởi vùng lông rậm có thể khiến bạn trở nên đầy bí ẩn và quyến rũ.
Điều này có thể khơi gợi ham muốn khám phá và chinh phục của nửa kia, khiến cả hai trải qua những “cuộc yêu” mãnh liệt. Không những thế, các tuyến nằm dưới lớp lông mu còn tiết ra pheromone – một loại tín hiệu hóa học hấp dẫn người khác phái.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện tượng bị ngứa sau khi cạo lông vùng kín như: lưỡi sao cạo bị cùn, không hợp vệ sinh; Dị ứng với sản phẩm hỗ trợ cạo lông vùng kín hay không vệ sinh vùng kín đúng cách sau khi cạo lông.
Nhìn chung, nguyên nhân gây ngứa sau khi cạo lông vùng kín thường gặp nhất là các nang lông bị kích thích và trở nên nhạy cảm. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Câu trả lời là có! Vì việc cạo như vậy chỉ tác động đến phần ngọn chứ không giải quyết được gốc lông. Thông thường, lông vùng kín sẽ mọc lại sau vài ngày cạo. Trường hợp bạn cạo lông vùng kín quá thường xuyên còn có thể khiến lông mọc lại cứng, cày và rậm hơn trước.
Các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bé gái ở tuổi dậy thì loại bỏ lông vùng kín bằng bất kỳ phương pháp nào khi không có chỉ định y tế.
Việc tự ý loại bỏ lông vùng kín ở tuổi dậy thì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ngứa tại vùng kín bởi khi lớp lông mu bị loại bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ quan sinh dục.
Ở trên Hello Bacsi đã giải đáp cho các bạn đã biết cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không và những trường hợp cần thiết phải cạo lông vùng bikini. Sau đây là cách cạo lông vùng kín an toàn và hiệu quả:
Với những thông tin trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã biết việc cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không? Có nên cạo lông mu không và cách cạo lông mu sao cho an toàn. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy ngại ngùng vì lông vùng kín quá rậm rạp, hãy cắt tỉa gọn gàng thay vì xử lý lông vùng bikini để tránh những tác hại cho làn da nhạy cảm. Việc loại bỏ lông vùng kín nữ giới nên được hạn chế trước khi nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến “cô bé” của bạn.
Sức khoẻ nam giới
Sức khỏe răng miệng
Bệnh về máu
Bệnh tim mạch
Thói quen lành mạnh
Các vấn đề về răng