Hỏi đáp Bác sĩ: Măng kỵ ăn chung với gì?

Hỏi đáp Bác sĩ: Măng kỵ ăn chung với gì?

Bạn đọc hỏi

Chào Bác sĩ! Tôi rất thích ăn măng nên thường xuyên kết hợp nguyên liệu này khi chế biến bữa ăn. Tuy nhiên, tôi không rõ măng kỵ ăn chung với gì để có sự kết hợp nguyên liệu đúng đắn. Nhờ Bác sĩ tư vấn măng không nên kết hợp với chất gì hoặc nguyên liệu thực phẩm nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Cảm ơn Bác sĩ!

(Hồng Mai – TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi măng kỵ ăn chung với gì của độc giả Hồng Mai, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền, hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM giải đáp cụ thể như sau:

Măng tre là phần chồi non của cây tre. Người ta ước tính có hơn cả ngàn loài tre trên toàn thế giới. Một số loài như Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis được xem là phổ biến nhất được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều dạng, bao gồm khô, tươi hoặc đóng hộp. Trước khi thêm măng tre vào các công thức nấu ăn, chúng thường được sơ chế, nấu chín thật kỹ để loại bỏ độc chất. Sau đây, chúng ta tham khảo thành phần dinh dưỡng có trong  100g măng tre nhé:

Năng lượng: 14 Kcal

Protein:  1.7g

Carbohydrat:  1.7g

Chất xơ:  4.1g

Vitamin B1: 0.08mg

Vitamin B2: 0.08mg

Vitamin PP: 0.6mg

Vitamin C: 1mg

Canxi: 22mg

Phospho:  58mg

Sắt: 1mg

Natri: 23mg

Kali: 112mg

Ngoài ra còn có:

Đồng: một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, chức năng não.

Vitamin B6: có mặt trong nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào cơ thể.

Vitamin E: hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ  tế bào.

Selen, Kẽm: giúp ích cho hệ miễn dịch.

Như vậy, bạn có thể thấy được giá trị dinh dưỡng của măng. Nó có hàm lượng calo thấp và rất  giàu chất xơ, kali. Nhiều nghiên cứu cho thấy măng có thể giúp cải thiện:

  • Giảm Cholesterol  phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
  • Phòng ngừa bệnh trĩ, viêm túi thừa và ung thư đại trực tràng. Măng cũng hoạt động như một prebiotic, cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì, hỗ trợ giảm cân.
  • Kháng khuẩn và kháng nấm, ngừa ung thư.

Giàu Polyphenol có hoạt tính sinh học và là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Chúng có vai trò giảm viêm và điều chỉnh phản ứng miễn dịch để ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.

Măng kỵ ăn chung với gì

Một số hợp chất như triterpenoids và flavonoid có tác dụng chống mệt mỏi và kéo dài sức chịu đựng của cơ thể.

Măng kỵ ăn với gì? Với những ưu điểm trên, măng tre trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ giảm cân lành mạnh. Chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình rỗng của dạ dày để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn. 

Mặc dù măng dễ tìm, ngon miệng, dễ phối hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra nhiều món ăn phong phú. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh măng kỵ kết hợp với loại nguyên liệu/ thực phẩm nào trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm từ măng được cho là do chế biến măng sai cách. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ phương cách chế biến để tránh sai lầm:
Trong măng tươi chứa một lượng độc chất Cyanide taxiphyllin, goitrogens, một số tannin, oxalat và kim loại nặng, có thể gây hại cho tuyến tụy, hệ thần kinh trung ương và tuyến giáp .
Cách tốt nhất là luộc măng trong nước hoặc ngâm nước muối lên men. Rửa măng tươi cũng có thể làm giảm hàm lượng cyanogen. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tránh ăn măng sống và chưa chế biến.

Hướng dẫn sơ chế măng đảm bảo an toàn

Măng rất dễ chế biến. Đầu tiên, ta bóc vỏ măng tươi và loại bỏ các lớp xơ bên ngoài. Tiếp theo, cho măng vào nước sôi có muối và nấu trong ít nhất 20–30 phút hoặc tối đa 2 giờ ở lửa vừa – nhỏ. Điều này giúp loại bỏ vị đắng và làm mềm kết cấu. Vớt măng ra khỏi nước và để nguội.  Sau đó, bạn có thể cắt lát và thêm chúng vào công thức nấu ăn yêu thích của mình.

Lưu ý khi chế biến, điều quan trọng nhất là phải nấu đúng cách để giảm được lượng độc tố và thưởng thức chúng một cách điều độ và tránh dùng cho các trường hợp sau:

  • Trẻ em đang ốm và  phụ nữ mang thai
  • Người bị bệnh dạ dày hoặc đang sử dụng Aspirin có thể làm tăng kích ứng niêm mạc dạ dày
  • Người mắc bệnh thận, suy thận mạn do nguy cơ làm tăng Kali máu và nhiễm độc.
  • Người mắc bệnh Gout do nguy cơ làm tăng tổng hợp Axit Uric máu.
  • Người vừa gãy xương
  • Những người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể nhiều.

Hi vọng bài viết  có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc măng kỵ ăn chung với gì và hiểu rõ về cách chế biến an toàn, tránh ngộ độc từ măng tre. Và chúng ta hãy nhớ rằng không nên lạm dụng ăn nhiều măng. Điều quan trọng cần chú ý là phải chế biến kỹ  trước khi ăn bạn nhé!  Trân trọng!

top