Tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi gọi là lẹo mắt hoặc mụt lẹo, mụn lẹo. Vậy bị mụt lẹo phải làm sao cho nhanh khỏi ? Mời bạn tìm hiểu nguyên nhân bị mụt lẹo và cách trị mụt lẹo dứt điểm và nhanh chóng nhé!
Lẹo mắt hay bị nổi mụt lẹo là gì? Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi. Mụn lẹo thường gây đau, sưng, đỏ và đi kèm với mưng mủ cho người mắc.
Hột lẹo nằm ở sát bờ mi và thường dính chặt vào da. Chúng có thể xuất hiện ở mi trên là mụt lẹo mí mắt trên, hoặc mụt lẹo mí mắt dưới. Nốt lẹo thường có mủ, nhìn như mụn nhọt, sẽ xẹp sau khi bị vỡ ra nhưng thường dễ tái phát ở những vị trí khác trên bờ mi. Mụn lẹo ở mắt thường sẽ không ảnh hưởng đến thị lực, chỉ gây đau nhức.
Lẹo mắt có thể được chia làm 3 loại:
Lẹo mắt có tự khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của những người rơi vào tình trạng này. Phần lớn trường hợp, tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị mụt lẹo. Trong thời gian đó, bạn có thể giảm đau cũng như sưng viêm ở mắt bị lẹo bằng cách chườm một mảnh vải sạch đã ngâm qua nước ấm và vắt khô.
Để phân biệt giữa lẹo và chắp mắt, thì chắp mắt sẽ sưng to hơn mụn lẹo mắt, tuy nhiên ít đau hơn và thậm chí là không đau. Nếu lẹo trong mi mắt không xẹp hẳn thì chỗ sưng sẽ bị tắc, từ đó gây ra biến chứng thành chắp.
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Ngoài ra, đôi khi người bị mọc lẹo ở mắt cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bị lẹo mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phần lớn trường hợp, nổi mụt lẹo ở mắt thường không gây hại ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Theo bác sĩ, nhiễm khuẩn tụ cầu là nguyên nhân chủ yếu khiến mắt bị lẹo. Chúng có thể gây nhiễm trùng nang lông mi hoặc làm tắc nghẽn tuyến dầu xung quanh mí mắt, từ đó dẫn đến sưng viêm. Ngoài ra, đôi khi lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.
Vì vi khuẩn là tác nhân đứng sau tình trạng mắt lên lẹo nên có thể lây. Để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh, người bị lẹo mắt nên lưu ý:
Tất cả mọi người đều có thể bị mụt lẹo ở mắt. Mặc dù vậy, bạn có thể hạn chế rủi ro mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ lên lẹo ở mắt:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có đang bị lên lẹo ở mắt hay không bằng cách quan sát cẩn thận các triệu chứng bất thường ở mắt và mí mắt. Bác sĩ sẽ dùng đèn được sử dụng trong y khoa để rọi vào mắt và dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt của bạn. Ngoài ra còn có những phương pháp khác để chẩn đoán mắt nổi mụn lẹo nhưng rất hiếm khi được sử dụng.
Bị nổi mụt lẹo ở mắt phải làm sao? Một số trường hợp nhẹ, lẹo mắt có thể tự khỏi, bạn nên hỗ trợ để quá trình này diễn ra nhanh hơn. Một trong những cách chữa lẹo mắt tại nhà chính là việc chườm ấm lên vùng da mắt.
Để chữa mụn lẹo mắt, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10–15 phút vài lần trong ngày sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn và mở các tuyến dầu. Chườm ấm còn có tác dụng giúp xoa dịu biểu hiện mắt sưng đỏ tại đây. Đây là cách làm xẹp mụt lẹo khá an toàn đã được nhiều người áp dụng để giảm tình trạng mắt sưng tấy.
Thuốc kháng sinh trị lẹo mắt
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Thông thường thuốc kháng sinh trị lẹo mắt được dùng dưới dạng thuốc mỡ tra mắt hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng. Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do mụn lẹo ở mắt gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng mụn lẹo có mủ để mủ chảy ra nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Những thói quen sinh hoạt sau sẽ hạn chế tốc độ phát triển của lẹo mắt:
Vậy, người bị lẹo mắt kiêng gì? Người bệnh sẽ cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm để tránh kích ứng mắt thêm sưng. Bạn nên kiêng rượu, thuốc lá, tỏi, hành lá, ớt, hẹ, thịt dê… để giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.