Có nhiều cách chữa đau gót chân dân gian với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như lá lốt, ngải cứu, tỏi,… Trong bài viết sau đây, Hello Bacsi sẽ mách bạn 10 cách chữa đau gót chân tại nhà đơn giản mà hiệu nghiệm, hãy cùng tham khảo nhé!
Tất cả những cách chữa đau gót chân dân gian dưới đây đều mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cụ thể trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị bệnh nào nhé!
Gót chân nâng đỡ toàn bộ cơ thể, chịu hết trọng lượng. Vì thế, đau gót chân sẽ làm cản trở vận động và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này sẽ giúp bạn có cách giảm đau hiệu quả. Nguyên nhân đau gót chân có thể bao gồm:
Một số cách chữa đau gót chân dân gian được nhiều người lựa chọn để áp dụng tại nhà, mang lại hiệu quả cao, phổ biến nhất là 10 cách sau đây:
Chườm đá lạnh là mẹo giúp giảm đau gót chân nhanh chóng. Khi tiếp xúc với nhiệt lạnh, mô mềm ở gót chân sẽ tạm thời bị đóng băng, làm giảm sưng đau.
Thêm vào đó, đá lạnh đóng vai trò như một chất gây tê, ngăn chặn quá trình truyền cảm giác đau từ gót chân về não bộ, nhờ đó đau gót chân thuyên giảm rõ rệt.
Theo quan niệm đông y, xoa bóp bấm huyệt là một giải pháp giúp đả thông kinh mạch, giúp giãn cơ và thư giãn dây thần kinh xung quanh gót chân, nhờ vào đó làm giảm cơn đau gót chân.
Lá lốt là một trong những thảo dược quen thuộc để điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Trong thành phần lá lốt chứa nhiều tinh dầu với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên.
Cây xương rồng với tác dụng làm giảm co thắt cơ, tiêu viêm, giảm đau nhức nên thường được ứng dụng để chữa trị các bệnh về cơ xương khớp trong dân gian. Dùng xương rồng làm thuốc đắp bên ngoài cũng là một trong những cách chữa đau gót chân dân gian hiệu nghiệm.
Ngoài ra, hoạt chất trong xương rồng còn được cho là có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương cơ gân, cơ, mô mềm xung quanh gai gót chân.
Cách chữa đau gót chân bằng tỏi được áp dụng nhờ vào thành phần kháng sinh tự nhiên của loại gia vị này như phytoxin và glycogen. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương mô mềm, nhờ đó giúp làm xoa dịu cơn đau gót chân.
Cây đinh lăng mang lại nhiều tác dụng đáng kể cho sức khỏe, trong đó có giảm đau gót chân. Cách chữa đau gót chân dân gian với cây đinh lăng được lưu truyền rộng rãi. Dựa trên góc nhìn y học hiện đại, thành phần hóa thực vật trong đinh lăng cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giúp giảm đau do viêm gân gót chân.
Để giảm đau gót chân, bạn có thể lấy 20g đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và sao khô. Sau đó sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 2 bát. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, trong cách chữa đau gót chân dân gian bằng đinh lăng cũng có thể kết hợp với các loại dược liệu khác như:
Dền gai không chỉ là một loài cây mọc dại mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh bao gồm giảm đau nhức xương khớp.
Ngải cứu với tính ấm, công dụng giảm phù, giảm đau, vị thuốc này cũng được ứng dụng làm cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả. Cụ thể như sau:
Ít ai biết nhưng hạt đu đủ giàu flavonoid và polyphenol, là những chất chống oxy hóa giúp chống viêm và giảm đau nhức hiệu quả, đồng thời bảo vệ các mô mềm ở gót chân. Vì thế, đây được xem là một vị thuốc để chữa đau do gai gót chân gây ra.
Muối Epsom là một loại muối với thành phần giàu khoáng chất mà chủ yếu là magie và sunfat. Loại muối này thường được thêm vào nước tắm để thư giãn, giảm đau nhức, giảm sưng và sát khuẩn. Chính vì thế ngâm chân với nước muối Epsom cũng là một cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả. Bạn có thể kết hợp ngâm chân và xoa bóp trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau ở gót chân.
Lưu ý: Không khuyến cáo tắm, ngâm người với nước muối Epsom trong trường hợp người bệnh đang gặp phải các vấn đề như viêm da nặng, nhiễm trùng da, có vết thương hở, bỏng nặng.
Trên đây là những cách chữa đau gót chân dân gian có thể áp dụng tại nhà, hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau nhức và sưng viêm gót chân. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau nhức nghiêm trọng bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và giải quyết nguyên nhân triệt để, tránh bệnh kéo dài ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sinh hoạt nhé!
Dược liệu
Da liễu
Bệnh tai mũi họng
Bệnh tiêu hoá
Chăm sóc giấc ngủ
Sức khoẻ mẹ & bé