Sặc sữa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh với nguyên nhân đa phần là do mẹ chưa biết cách cho bé bú không bị sặc. Vậy bé bú mẹ bị sặc phải làm sao?
Có rất nhiều cách để cho con bú nhưng cách tốt nhất để cho con bú không bị sặc là bạn đặt bé nằm sang một bên và đối diện với núm vú. Bên cạnh đó, toàn bộ cơ thể bé phải đối diện với bạn, bụng, tai, hông của bé phải nằm trên 1 đường thẳng. Đầu không quay sang 1 bên mà thẳng hàng với cơ thể. Ngoài tư thế cơ bản này, bạn còn có thể thử những 4 cách cho bé bú không bị sặc dưới đây nhé!
Trước khi biết những cách cho bé bú không bị sặc, cùng tìm hiểu lý do tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc sữa như sau:
Trong vài tuần đầu sau sinh, cách cho con bú không bị sặc là mẹ có thể cho con bú theo tư thế ôm chéo và tư thế giữ bóng. Khi đã quen, để tránh tình trạng bé bú hay bị sặc, bạn có thể cho con bú với tư thế hình nôi và tư thế nằm 1 bên:
Bé bú mẹ hay bị sặc phải làm sao? Tham khảo ngay cách cho bé bú không bị sặc theo tư thế vòng tay hình nôi. Đây là cách cho con bú không bị sặc truyền thống được khá nhiều mẹ áp dụng. Để cho con bú, bạn hãy ngồi trên ghế hoặc trên giường, sau đó đặt chân lên một chiếc ghế, bàn cà phê hoặc bề mặt nào đó để nâng chân lên nhằm tránh nằm nghiêng về phía em bé.
Cách cho bé bú không bị sặc này chỉ phù hợp với các bé ít tháng. Một số bà mẹ cho rằng tư thế này khó có thể hướng miệng trẻ đến với núm vú nên chỉ áp dụng khi bé có cơ cổ mạnh hơn vào khoảng 1 tháng tuổi. Trường hợp đối với các chị em sinh mổ, cách này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì sẽ tăng áp lực lên phần bụng.
Làm sao để bé bú không bị sặc? Cách cho bé bú không bị sặc này còn được gọi là ôm ru ngang. Vị trí này khác tư thế vòng nôi ở chỗ bạn không để đầu bé tựa vào cánh tay mình mà cánh tay lúc này phải chuyển đổi vai trò. Nếu bạn cho con bú bằng bầu vú phải, hãy sử dụng tay trái và cánh tay trái để giữ cố định cho em bé như hình minh họa. Xoay cơ thể của bé để ngực và bụng đối mặt với bạn rồi dùng các ngón tay của bạn đặt sau đầu và dưới tai bé, hướng miệng bé vào đầu ti.
Đây là cách cho con bú hiệu quả, đặc biệt là với những trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay quấy khóc.
Cách cho bé bú không bị sặc này là tư thế cho con bú mà bạn bế bé dưới cánh tay (cùng bên ngực mà bạn đang cho bé bú) như một quả bóng hay túi xách. Bạn đặt bé nằm nằm thư giãn trên gối, trong lòng hoặc ngay bên cạnh và dưới cánh tay sao cho mũi bé cao ngang với đầu vú và bàn chân của bé hướng về phía sau lưng của bạn. Dùng tay điều chỉnh vai, cổ và đầu của bé nhưng hãy cẩn thận đừng đẩy bé vào ngực bạn, bé có thể sẽ đẩy ra.
Với cách cho bé bú không bị sặc như trên, bạn có thể áp dụng bế trẻ nếu bạn sinh mổ (bé con sẽ không nằm lên phần bụng của bạn). Nếu con không nằm yên, tư thế này giúp bạn hướng đầu bé đến ti một cách dễ dàng. Ngoài ra, tư thế này cũng tốt với các mẹ có ngực lớn hoặc núm vú bằng phẳng, các mẹ có bé sinh đôi. Bạn có thể xem thêm bài viết 5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú cực hiệu quả nhé!
Bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Hãy khắc phục bằng cách cho con bú không bị sặc sau đây!
Tư thế nằm một bên là cách cho bé bú không bị sặc tốt nhất khi bạn cho trẻ bú đêm hoặc khi cần nghỉ ngơi (hoặc đúng hơn là khi bạn cần được nghỉ ngơi, bạn sẽ luôn cần dùng tư thế này). Cách cho bé bú mẹ hiệu quả bắt đầu bằng việc hãy nằm một bên với đầu kê lên gối. Đặt em bé nằm một bên đối diện với bạn, bụng đối diện bụng. Hãy chắc chắn rằng miệng bé thẳng hàng với núm vú của bạn. Tiếp đó bạn nâng vú bằng bàn tay như trong các vị trí khác. Bạn có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ sau lưng bé để giữ bé lại gần bạn.
Dù bạn chọn cách cho bé bú không bị sặc với tư thế nào đi nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đưa bé lại gần ngực mình, chứ không phải ngược lại là bạn đưa ngực lại gần bé. Nhiều vấn đề ngậm vú thường xảy ra bởi các bà mẹ khom ngực xuống em bé và cố gắng để đẩy ngực vào trong miệng bé. Thay vào đó, cách cho con bú đúng cách là bạn hãy giữ cho lưng thẳng và đưa bé đến ngực của mình.
Như vậy là bạn đã biết được 4 cách cho bé bú không bị sặc. Vậy, nếu chẳng may trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Việc trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc, ọc sữa thường xuyên có thể khiến bé bị viêm đường hô hấp. Vì thế, bạn nên đưa bé đi bác sĩ khám để kiểm tra. Nếu đã cho bé bú đúng tư thế, đã bế ngồi, vỗ lưng bé, chờ bé ợ… tuy nhiên bé vẫn sặc sữa thường xuyên, thì bạn cũng nên đưa bé đi bác sĩ vì có thể bé đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu gần đây, các trẻ có vấn đề mềm sụn thanh quản cũng hay gặp tình trạng sặc sữa.
Ngoài việc “nằm lòng” 4 cách cho bé bú không bị sặc kể trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
Đến đây, chắc hẳn là bạn đã biết những cách cho bé bú không bị sặc rồi! Sau đây là một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú mẹ mà bạn cần biết:
Bé bú bị sặc phải làm sao? Nếu thấy con có những dấu hiệu bé bú hay bị sặc, mẹ cần:
Sau khi bé thở được, bạn hãy véo vào má bé hoặc vỗ mạnh vào mông, đùi để trẻ khóc nhằm kích thích quá trình thở. Nếu bé vẫn còn yếu, bạn nên đưa con đi khám.
Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về nguyên nhân khiến trẻ hay sặc sữa, cách cho bé bú không bị sặc, để giúp bạn có cho mình phương pháp sơ cứu cho trẻ khi gặp tình trạng trên. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé!
Tiểu đường
Thuốc và Sức khoẻ
Sức khoẻ nữ giới
Thuốc và thực phẩm chức năng
Dị ứng
Thể dục thể thao