Bàn chân nóng, hay nóng bàn chân là tình trạng rất phổ biến vì nó xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Cách điều trị sẽ phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.
Cùng Bacsi.top tìm hiểu nóng bàn chân là bệnh gì? Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị cụ thể và hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
Bàn chân nóng, còn có tên gọi là hội chứng Grierson-Gopalan; đây là cảm giác nóng rát, đau và khó chịu ở bàn chân. Nóng rát bàn chân thường nghiêm trọng hơn về đêm; và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các triệu chứng có thể từ mức độ nhẹ đến nặng.
Cảm giác nóng rát và đau có thể chỉ xuất hiện ở gan bàn chân; nhưng đôi khi cũng lan đến mu bàn chân, mắt cá chân; hay thậm chí lên đến cẳng chân. Trong một vài trường hợp; nóng bàn chân còn đi kèm với cảm giác châm chích, tê hay ngứa ran.
Nóng rát bàn chân còn là triệu chứng gặp phải ở nhiều bệnh lý khác nhau; trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, để có hướng chẩn đoán chính xác để đưa ra hướng điều trị; người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Các triệu chứng bàn chân nóng cụ thể như sau:
Nóng bàn chân là bệnh gì?
Hiện tượng nóng lòng bàn chân có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm:
Như đã nói ở trên, đái tháo đường loại 1 và loại 2 đều có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh cảm giác ở chân và bàn chân.
Nồng độ đường huyết cao, không kiểm soát đường huyết trong thời gian dài dễ gây tổn thương các dây thần kinh ở tay chân. Khi đó, việc truyền tín hiệu ở các dây thần kinh bị ảnh hưởng, thành mạch máu suy yếu.
Ngoài cảm giác nóng bàn chân, bệnh nhân còn có dấu hiệu tê bì tay chân rất rõ rệt.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cảm giác nóng lòng bàn tay, bàn chân. Nó xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ngoại biên nối từ tủy sống đến các chi bị tổn thương.
Người bệnh đái tháo đường lâu năm hoặc không kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường thường phát triển từ từ và nặng dần theo thời gian.
Các tác nhân khác có thể gây ra bệnh lý này gồm hóa trị; rối loạn di truyền; rối loạn tự miễn (như viêm khớp dạng thấp); tiếp xúc với hóa chất độc hại; nhiễm trùng; suy thận; nghiện rượu; thiếu hụt một số chất dinh dưỡng (như thiếu vitamin B12, hội chứng kém hấp thu).
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây tổn thương thần kinh trong bệnh bàn chân nóng. Ví dụ như chấn thương cột sống thắt lưng; hay thoái hóa cột sống; do phẫu thuật, hóa trị, sử dụng một số thuốc, hay tiếp xúc với độc tố.
Tuyến giáp hoạt động không tốt, giảm sản xuất lượng hormone có thể gây ra cảm giác nóng rát bàn chân, tăng cân, khô da và mệt mỏi. Bạn xem thêm dấu hiệu bệnh suy tuyến giáp để nhận diện sớm tình trạng này nhé.
Nấm ở chân là tình trạng do nấm da xuất hiện và phát triển ở các khu vực ẩm ướt, ấm áp trên da. Giày hay vớ ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm da phát triển và lan rộng. Các triệu chứng bao gồm ngứa, nóng rát và châm chích giữa các ngón chân, lòng bàn chân.
– Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với vật liệu dùng làm vớ hoặc giày.
– Viêm da tiếp xúc: Các tác nhân hóa chất được sử dụng có thể làm sạm da và gây kích ứng da.
– Chứng đỏ và đau đầu chi: Đây là một rối loạn hiếm gặp có thể dẫn đến đau, nóng rát dữ dội, khiến da bị đỏ, nóng và sưng nề ở các ngón chân và gan bàn chân. Các đợt cấp của cơn đau có thể chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định và kéo dài từ vài phút đến vài ngày; nhưng cảm giác đau, nóng rát có thể diễn ra liên tục.
– Mang giày quá chật, không thoải mái: Giày hoặc vớ bó sát có thể gây kích ứng bàn chân hoặc làm tăng áp lực lên một số vùng của bàn chân.
– Chấn thương hoặc cơ căng quá mức: do tập thể dục; chơi thể thao với cường độ mạnh.
Một số nguyên nhân khác gồm say độ cao mạn tính, hội chứng Gitelman, bệnh do nhiễm Leishmania, bệnh xơ cứng rải rác, rối loạn tâm lý…
Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra nguyên nhân nóng gan bàn chân về đêm bằng cách:
Sau đó, bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh và cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đồng thời, bạn cũng cần mô tả chi tiết các triệu chứng gặp phải và thời gian chúng xảy ra.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hay không vì đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lòng bàn chân nóng. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng cho biết:
Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, siêu âm, hay MRI cũng có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, điện cơ ký là xét nghiệm thường được chỉ định nhất để đánh giá chức năng thần kinh. Gồm có: điện cơ đo hoạt động điện của cơ và kiểm tra phản ứng của cơ đối với kích thích thần kinh; kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh để phân biệt xem bạn bị tổn thương thần kinh hay cơ dẫn tới bàn chân bị nóng.
Điều trị tình trạng này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng. Thông thường, cách điều trị nóng rát bàn chân sẽ không quá phức tạp. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn:
Nếu cảm giác nóng ở lòng bàn chân liên quan đến đái tháo đường, bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết đều đặn. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật.
Đối với trường hợp đau thần kinh nghiêm trọng, các phương pháp kích thích thần kinh có thể giúp giảm bớt triệu chứng, như:
Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu cũng có thể mang lại hiệu quả cho một số người bệnh.
Bạn có thể thử một số cách trị nóng bàn chân tại nhà, chẳng hạn như:
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn hiện tượng nóng bàn chân xảy ra nhưng bạn có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến các triệu chứng liên quan bằng cách:
Hy vọng qua bài viết, đã hiểu rõ hơn tình trạng bàn chân nóng. Cũng như trả lời được câu hỏi nóng gan và lòng bàn chân là bệnh gì; và những cách để điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Bệnh tai mũi họng
Ung thư - Ung bướu
Thói quen lành mạnh