Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da là gì? Có nguy hiểm không?

Vỡ mạch máu dưới da có thể tự dưng xuất hiện mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể do bạn vô tình va đập vào đâu đó, gây tổn thương các mạch máu da, nhưng đôi khi lại dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy vỡ mạch máu dưới da là bệnh gì?

Cùng đọc tìm hiểu về nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da và cách xử lý qua bài viết dưới đây!

Hiện tượng vỡ mạch máu dưới da

Vỡ mạch máu dưới da là tình trạng các mao mạch dưới da bị vỡ ra, máu chảy vào các mô xung quanh. Da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ (đốm xuất huyết), hoặc tụ lại thành mảng bầm tím. Khi ấn vào vùng đó, da sẽ nhạt màu. Tình trạng này còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da.

Hầu hết vết bầm tím do vỡ mạch máu dưới da không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần do cơ thể tái hấp thu máu. Tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý buộc phải điều trị thận trọng.

vỡ mạch máu dưới da

Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mạch máu dưới da bị vỡ ra. Bạn có thể gặp chấn thương khi va vào một vật thể, ngã hoặc bị va đập trong khi chơi thể thao (thường gây vỡ mạch máu dưới da tay). Những trường hợp vỡ mạch máu dưới da ở người già xảy ra phổ biến hơn, bởi mạch máu kém đàn hồi do lão hóa rất dễ tổn thương.

Vỡ mạch máu dưới da bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn đằng sau đó như:

Ban xuất huyết 

Ban xuất huyết xuất hiện khi mao mạch nhỏ bị vỡ, chảy máu và rò rỉ máu vào da.

Tiểu cầu là một thành phần của máu, giúp đông máu. Một số người bị ban xuất huyết có thể có số lượng tiểu cầu bình thường (ban xuất huyết không giảm tiểu cầu) hoặc số lượng tiểu cầu thấp (ban xuất huyết giảm tiểu cầu).

Ban xuất huyết không giảm tiểu cầu thường gây ra những chấm nhỏ màu đỏ nhỏ hơn 2 mm. Còn ban xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ gây ra những mảng màu tím đỏ đường kính  4-10 mm.

Tụ máu

Tụ máu dưới da xảy ra khi nhiều mạch máu lớn hơn mao mạch bị vỡ ra, dẫn đến máu đọng lại ngay dưới bề mặt da. Hầu hết các khối tụ máu nhỏ, chỉ khu trú dưới da và không quá đáng ngại. Nhưng nếu tụ máu phát triển trong các cơ quan lớn hơn hoặc các khoang của cơ thể, chúng có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Bệnh bạch cầu

Vỡ mạch máu dưới da có nguy hiểm không thì trong bệnh bạch cầu (hay còn gọi nôm na là ung thư máu), tủy xương giảm sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh, gồm tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Sự giảm tiểu cầu khiến máu khó đông, gây chảy máu dưới da tạo thành các đốm xuất huyết.

Đây là một trường hợp nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn máu

Ở bệnh nhân nhiễm khuẩn máu, hệ miễn dịch sẽ hoạt động quá mức để chống lại nhiễm trùng, từ đó có thể gây tổn thương cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, trong đó có mạch máu dưới da bị vỡ ra.

Nhiễm trùng máu cũng là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời. Và dù được điều trị sớm, tỷ lệ tử vong vẫn cao.

vỡ mạch máu dưới da

Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da khác

Ngoài những bệnh lý trên, vỡ mạch máu dưới da có thể xuất hiện do một số lý do khác như: 

  • Dị ứng
  • Nhiễm virus hoặc bệnh ảnh hưởng đến quá trình đông máu
  • Điều trị y tế, bao gồm xạ trị và hóa trị
  • Xuất huyết ở trẻ sơ sinh
  • Lão hóa da khiến da trở nên mỏng hơn và mất đi một số lớp mỡ giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị thương. Tình trạng vỡ mạch máu dưới da ở người già này xảy ra nhiều ở phụ nữ
  • Thuốc chống đông máu như warfarin hoặc heparin, aspirin, steroid.
  • Thiếu Vitamin K
  • Rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công mạch máu và nhiều cơ quan khác…

Cách xử lý vỡ mạch máu dưới da

Thông thường, bạn có thể điều trị các vết bầm tím hay mạch máu dưới da bị vỡ ở vùng nhỏ tại nhà:

  • Chườm túi nước đá lên khu vực vỡ mạch máu dưới da trong 10 đến 15 phút mỗi lần
  • Tránh nhiệt độ nóng trực tiếp vào khu vực trong khoảng 48 giờ
  • Nâng cao vùng bị thương
  • Sử dụng thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen  để giảm đau.

Nếu tình trạng vỡ mạch máu dưới da kéo dài, không biến mất hoặc không phải do va đập, bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên bạn ngừng dùng một số loại thuốc để kiểm soát tình trạng trên nếu nghiêm trọng.

top