Nổi mề đay (hay mày đay) thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gây phù ở dưới da hay mô kẽ. Khoảng 20% dân số từng gặp phải tình trạng này một lần trong đời. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị tình trạng nổi mề đay là gì?
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu các vấn đề về nổi mề đay qua bài viết dưới đây!
Nổi mề đay ngứa (hay mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì, xuất hiện vùng phồng rộp, phù nề với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh.
Người bệnh khi nổi mề đay khắp người hay có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích và các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Dựa theo thời gian tồn tại các triệu chứng mà tình trạng nổi mề đay được chia thành:
Người bị nổi mề đay mạn tính có thể ở dạng tự phát hoặc cảm ứng. Một số người tồn tại cả hai dạng này cùng lúc. Trong đó, ngứa nổi mề đay cảm ứng là tình trạng bị nổi mề đay khi có một tác nhân gây ra phản ứng quá mẫn ở người bệnh (dị ứng nổi mề đay), bao gồm:
Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất có tên gọi là histamin. Chất này khiến cho những mạch máu nhỏ (mao mạch) bị rò rỉ dịch ra ngoài. Dịch thất thoát tích tụ ở dưới da và gây ra các nốt phồng rộp, sưng nề. Bạn có thể bị nổi mề đay khắp người hoặc ở một vùng nào đó trên cơ thể.
Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị nổi mề đay, phù mạch hay cả hai. Trong đó, tình trạng nổi mề đay thường phổ biến hơn. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau có thể bị nổi mề đay liên tục.
Hiện tượng dị ứng nổi mề đay có những biểu hiện khác nhau ở từng người và từng trường hợp. Hình ảnh nổi mề day có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn khi chúng xuất hiện. Những dấu hiệu nổi mề đay dễ nhận biết bao gồm:
Nổi mề đay ngứa, khó chịu trên da
Hình thái và kích thước mày đay cũng rất đa dạng, có thể nhỏ hoặc lớn, có khi hình cung, hình tròn hay mảng lớn trông như bản đồ.
Hình ảnh nổi mề đay trên một vùng da
Những chất gây dị ứng có thể khiến bạn bị ngứa nổi mề đay toàn thân. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng hàng loạt các hoạt chất, trong đó có histamin.
Histamin là một chất được tạo ra từ các tế bào mast và những tế bào miễn dịch khác (như bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm…) để loại bỏ tác động của tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, cơ thể lại phản ứng lại với lượng histamin này bằng cách tạo ra phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay và sưng.
Vì vậy, nhìn chung những nguyên nhân nổi mề đay gồm:
Trường hợp mề đay mạn tính thường không xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.
Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng nhìn thấy và hỏi về tiền sử bệnh cũng như tìm hiểu việc bạn có tiếp xúc với các chất lạ gần đây hay không. Họ cũng xem xét khả năng dị ứng liên quan đến các bệnh lý khác, như chàm, viêm mạch dị ứng, hen phế quản…
Một số xét nghiệm dưới đây có thể được thực hiện để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng khi nghi ngờ bị dị ứng thuốc hoặc thực phẩm trong các trường hợp nổi mề đay cấp:
Ở những người bị nổi mề đay tự phát mạn tính, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu và xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) hoặc một số xét nghiệm khác nếu nghi ngờ có liên quan đến một bệnh lý khác.
Bị nổi mề đay phải làm sao? Nếu chỉ bị nổi mề đay nhẹ, bạn có thể không cần điều trị mà cứ để chúng tự hết.
Để điều trị triệu chứng nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc giúp chữa trị mề đay như
Người bệnh có khả năng gặp phải biến chứng sau:
Không có cách nào giúp phòng ngừa ngứa nổi mề đay khởi phát ở lần đầu tiên. Thế nhưng, những người có cơ địa dễ bị dị ứng và có tiền sử nổi mề đay (có thể kèm theo phù mạch) cần cố gắng xác định được tác nhân gây dị ứng để tránh tối đa việc tiếp xúc với chúng.
Trong khi bùng phát một đợt mề đay cấp, bạn nên:
Nếu nhận thấy có các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
Trường hợp có các biểu hiện lâm sàng dưới đây, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến số cấp cứu 115:
Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như sốc phản vệ.
Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,…
Người bệnh mề đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.
Bệnh mề đay có thể kiểm soát nếu bạn biết cách ngăn ngừa và điều trị đúng cách. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin về bệnh mề đay và cách ứng phó với bệnh qua bài viết trên!
Nha khoa nhi
Bệnh hô hấp
Tâm lý - Tâm Thần
Bệnh tim mạch
Các vấn đề răng miệng khác
Bệnh tiêu hoá