Ra máu báo sắp sinh là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy ngày vượt cạn đã cận kề. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ sinh ngay lập tức mà “cuống cuồng” chuẩn bị đi đẻ, thay vào đó, hãy bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác của cơ thể.
Máu báo sắp sinh hay dân gian còn gọi là ra máu cá, huyết hồng là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất. Nhiều mẹ bầu cho rằng ra máu báo sắp sinh nghĩa là sẽ chuyển dạ ngay lập tức trong vài giờ nên “cuống cuồng” đi đến bệnh viện. Thế nhưng, liệu điều này có đúng? Thực tế là mẹ bầu ra máu cá bao lâu thì sinh?
Ở những ngày cuối của thai kỳ, khi ngày dự sinh cận kề, bạn có thể thấy quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng đi kèm với chất nhầy được tiết ra từ âm đạo. Đây là hiện tượng ra máu báo sắp sinh hay ra huyết hồng chuyển dạ.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do cổ tử cung bắt đầu mềm, căng và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ làm vỡ một số mạch máu nhỏ, khiến máu lẫn với dịch nhầy.
Nhiều mẹ bầu thắc mắc ra máu cá với bong nút nhầy cổ tử cung có khác nhau hay không. Thực tế, 2 triệu chứng này là khác nhau nhưng thường diễn ra cùng lúc và đều có liên quan đến sự thay đổi của cổ tử cung.
Tuy nhiên, về bản chất thì nút nhầy cổ tử cung là một chất dịch đặc và dính, có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn không cho vi khuẩn và vi trùng xâm nhập trong thai kỳ.
Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi như ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ, ra máu báo bao lâu thì đẻ, ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu thăm bao lâu thì sinh… Nguyên do là bởi điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.
Có trường hợp mẹ sẽ chuyển dạ trong vài giờ, vài ngày nhưng cũng có trường hợp phải mất đến 1-2 tuần mẹ mới chuyển dạ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sẽ chuyển dạ sinh con sau khi ra máu báo sắp sinh khoảng 1 tuần.
Không phải thấy máu báo sắp sinh là mẹ sẽ sinh ngay lập tức, đặc biệt là những trường hợp ra máu cá nhưng không thấy đau bụng. Tuy nhiên, mẹ cần chuẩn bị tinh thần và chú ý quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
Trong giai đoạn này, nếu chưa chuẩn bị xong giỏ đồ đi sinh thì bạn cũng cần gấp rút hoàn thành việc đó. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ đến những vật cần mang theo khi nhập viện, tránh mang thiếu hoặc mang quá nhiều. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ, gia đình hoặc các mẹ bỉm sữa khác. Đừng quên sắp xếp tất cả đồ đi sinh vào một chiếc túi hoặc vali gọn gàng để bạn dễ dàng tìm thấy khi cần thiết nhé.
Nếu ra máu báo sắp sinh đi kèm với các cơn đau đặc trưng của chuyển dạ như cơn đau xuất hiện 3 phút lần thì cần đi bệnh viện ngay.
Đa phần, máu báo sắp sinh thường không ra nhiều. Bạn chỉ ra một lượng máu nhỏ, khoảng 1 – 2 đốm máu đi kèm với dịch nhầy cổ tử cung.
Màu sắc của máu báo sắp sinh cũng rất đa dạng và phần nào có thể phụ thuộc vào việc có đi kèm với việc bong nút nhầy cổ tử cung hay không.
Cụ thể, máu báo sắp sinh có thể có màu hồng nhạt, đỏ, nâu nhạt, nâu sẫm hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ. Nếu huyết hồng ra cùng lúc với nút nhầy cổ tử cung thì máu có thể lẫn với dịch nhầy, còn nếu xuất hiện riêng lẻ thì máu có thể có màu đỏ tươi.
Không phải ai cũng có dấu hiệu ra máu cá chuyển dạ, có trường hợp hiện tượng này xuất hiện sau khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Do đó, nếu không thấy ra máu hồng mà lại có những dấu hiệu chuyển dạ khác thì mẹ không cần quá lo.
Đối với vấn đề ra máu có phải sắp sinh không? Song song với việc ra máu cá thì bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như:
Nếu mẹ bầu thấy máu ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh trong 1 – 3 giờ hoặc ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm như:
Khi thấy ra máu báo sắp sinh, mẹ cũng chú ý quan sát các dấu hiệu chuyển dạ khác. Nếu có các dấu hiệu sau thì cần đi bệnh viện ngay:
Ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu báo bao lâu thì sinh không quan trọng bằng việc ra máu báo sắp sinh đi kèm với những dấu hiệu nào. Nếu máu báo sinh không đi kèm với những triệu chứng bất thường kể trên thì bạn cứ bình tĩnh và chú ý theo dõi thêm chứ không cần “cuống cuồng” đến bệnh viện mẹ nhé!
Ăn uống lành mạnh
Chăm sóc răng miệng
Chăm sóc giấc ngủ
Nha khoa thẩm mỹ
Nuôi dạy con
Chỉnh nha