Trà táo đỏ là một loại thức uống tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Bạn đã biết cách làm trà táo đỏ vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng chưa?
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được 4 công thức pha trà táo đỏ vừa giúp giảm cân giữ dáng, vừa hỗ trợ thanh lọc, hạ nhiệt cơ thể.
Táo đỏ hay còn gọi là đại táo, táo Tàu, hồng táo, đường táo… có tên khoa học là Zizyphus Jujuba Mill và thuộc họ táo – Rhamnaceae là vị thuốc nổi tiếng của y học cổ truyền được sử dụng hàng nghìn năm nay trong các bài thuốc cổ phương. Theo y học cổ truyền, vị thuốc táo đỏ có vị ngọt, tính bình ấm và không có độc, được quy vào kinh tỳ, can, thận và vị, có tác dụng bồi bổ cơ thể, an trung, thông cửu khiếu, bổ trung, ích khí, cường lực, dưỡng huyết, bổ can, chỉ thấu, nhuận tâm phế, giải độc… Do đó, táo đỏ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc tỳ vị hư nhược, suy nhược cơ thể và thần kinh, kiết lỵ, hồi hộp, bồi bổ sức khỏe…
Nếu như ngày trước, táo đỏ chỉ được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị thì nay vị thuốc này được sử dụng để ăn trực tiếp, nấu chè hoặc làm thành các loại trà với mục đích bồi bổ nâng cao sức khỏe.
Trà táo đỏ là thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, chất xơ, cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Một số công dụng nổi bật của thức uống này là:
Đây là cách làm trà táo đỏ đơn giản nhất. Tính kháng khuẩn của mật ong sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của thức uống lành mạnh này.
Nguyên liệu:
Cách nấu trà táo đỏ mật ong:
Với 4 bước đơn giản, bạn đã có thể làm ra một loại thức uống vừa ngon, vừa bổ dưỡng rồi đấy.
Cúc hoa cũng được biết đến là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Cúc hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh can giáng hỏa, hạ áp, sáng mắt. Việc dùng trà hoa cúc kết hợp với táo đỏ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giải nhiệt, bổ khí huyết.
Nguyên liệu:
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ:
Bạn có thể thưởng thức trà khi còn nóng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống giải khát.
Gừng là loại gia vị quen thuộc và sẵn có trong gian bếp người Việt và cũng là vị thuốc Nam có đặc tính chống viêm và ngày càng được chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể. Trà gừng kết hợp với táo Tàu giúp an thần bồi bổ, làm ấm cơ thể, dưỡng huyết một cách tự nhiên và hiệu quả.
Nguyên liệu:
Mẹo: Bạn nên sử dụng nước đường để hương vị được trọn vẹn, hòa quyện và thơm ngon hơn.
Cách pha trà gừng táo đỏ:
Hương vị thơm nồng của gừng kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt rất thanh của táo đỏ sẽ tạo ra một ly nước giải khát tròn vị.
Hạt chia chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm canxi, phốt pho, chất xơ, magie, omega-3, omega-6… và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Việc kết hợp trà táo đỏ với hạt chia có thể giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời đem đến tác dụng chống oxy hóa, làm đẹp da, kiểm soát cân nặng. Do đó, trà táo đỏ – hạt chia đặc biệt phù hợp với phụ nữ vì mùi vị thơm ngon dễ uống và tác dụng đặc biệt tốt lên sức khỏe.
Nguyên liệu:
Cách làm trà táo đỏ hạt chia:
Bạn cũng có thể cho trà vào ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức khi nước trà đã được làm mát.
Như vậy là bạn đã biết được 4 cách làm trà táo đỏ thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy, nên uống trà táo đỏ khi nào để nhận được tối đa lợi ích và tốt cho sức khỏe? Dưới đây là 3 thời điểm vàng mà bạn nên uống trà táo đỏ để giảm cân, giữ dáng, thanh nhiệt cơ thể:
Táo đỏ tuy được xem là vị thuốc gần như không có độc tính và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng do táo đỏ là một vị thuốc bổ nên sử dụng nhiều sẽ có tính nê trệ, vì thế người có thể trạng béo bệu, nóng trong người, đầy bụng chậm tiêu chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải hoặc hỏi bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những cách pha trà táo đỏ và thời điểm phù hợp để thưởng thức món đồ uống này.
Nha khoa thẩm mỹ
Chăm sóc răng miệng
Sức khỏe
Sức khỏe răng miệng
Góc nhìn chuyên gia
Nha khoa nhi