Ngứa môi không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Môi bị sưng ngứa có thể do nhiều nguyên nhân như viêm môi, khô môi hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Ở mức độ nhẹ, ngứa môi có thể được kiểm soát bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.
Cụ thể môi sưng ngứa là do đâu? Cách điều trị và phòng tránh tình trạng này thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tình trạng ngứa môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Làn da môi rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Do đó, khi môi bị khô sẽ dễ khiến bạn bị ngứa viền môi hoặc ngứa phần môi toàn bộ. Một số nguyên nhân gây khô môi thường gặp là do thay đổi thời tiết, tác động của ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, nấm, sử dụng son môi…
Viêm môi tiếp xúc dị ứng là tình trạng môi bị sưng ngứa hoặc viêm da môi do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Các chất này thường bao gồm son môi, kem đánh răng, nước súc miệng… Ngoài ra, các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo cũng là “thủ phạm” khiến môi bị dị ứng.
Môi bị dị ứng có thể khiến cho đôi môi bạn bị sưng, ngứa, thậm chí là bong tróc da môi. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường là tạm thời. Đa số chúng có thể được kiểm soát trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Một số loại thuốc kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ, dẫn đến viêm môi, ngứa môi, nứt nẻ và chảy máu. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn điều trị bệnh bằng retinoid (isotretinoin, acitretin, alitretinoin). Ngoài ra, thuốc kháng sinh có thành phần penicillin (như amoxicillin) cũng có khả năng gây ra vấn đề tương tự.
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc khiến môi bị sưng ngứa, bạn cần tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của bác sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần liên hệ với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.
Những thói quen như liếm môi, cắn môi có thể khiến môi bị tổn thương, dẫn đến môi bị ngứa và nổi mụn. Nguyên nhân này thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Ngứa môi sẽ tái phát khi môi vẫn còn bị kích thích. Do đó, để tránh môi bị sưng và ngứa do tổn thương, bạn nên tập từ bỏ những thói quen xấu có thể gây tác động đến bộ phận này.
Thời tiết nóng bức, nhiều gió hoặc nhiệt độ lạnh trong thời gian dài có thể khiến môi sưng ngứa. Viêm môi do thời tiết thường xuất hiện ở những người sống tại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Không chỉ gây ngứa môi, tình trạng này còn khiến môi khô nứt nẻ, chảy máu.
Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm có thể khiến bạn bị sưng và ngứa môi. Virus herpes simplex, vi khuẩn strep (Streptococcus nhóm A), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus nhóm A) và nấm Candida đều là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Thông thường, cơn ngứa môi sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi các triệu chứng nhiễm trùng được kiểm soát. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, môi có thể bị sưng và ngứa do các vấn đề như:
Bạn nên đến gặp các bác sĩ để kiểm tra nếu ngứa môi đi kèm với các triệu chứng sau đây:
Bên cạnh đó, bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ngứa môi kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Để việc chẩn đoán diễn ra thuận lợi, bạn cần khai báo đầy đủ với bác sĩ về triệu chứng và các loại mỹ phẩm cho môi mà bạn sử dụng gần đây.
Nếu nghi ngờ ngứa môi là do dị ứng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp một chuyên gia dị ứng để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nếu nghi ngờ tình trạng này có liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm candida, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm nuôi cấy chuyên khoa.
Phương pháp điều trị tình trạng môi sưng ngứa được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây ngứa. Nếu ngứa môi được xác định là do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc kháng sinh và chống nấm cho bạn. Nếu nguyên nhân là do dị ứng, bạn sẽ được chỉ định các nhóm thuốc kháng histamin để làm dịu và cải thiện cơn ngứa.
Dưỡng ẩm môi cũng là bước quan trọng giúp điều trị tình trạng môi bị ngứa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một loại son dưỡng ẩm phù hợp để tránh bị khô môi. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng đến môi để tìm phương án thay thế.
Để ngăn ngừa tình trạng ngứa môi, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:
Các loại son dưỡng có chứa thành phần chống nắng có thể giúp bảo vệ đôi môi của bạn khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn nên sử dụng loại son dưỡng này khi ra ngoài vào những ngày nắng gắt.
Ngược lại, trong những ngày trời lạnh, bạn nên thoa một lớp mỏng son dưỡng và dùng khăn quàng cổ để giữ ấm cho môi. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn các loại son dưỡng không có chất tạo màu, tạo mùi và thành phần gây dị ứng.
Nhiều người thường lầm tưởng rằng liếm môi là hành động giúp dưỡng ẩm môi, tránh cho môi khô nứt. Tuy nhiên, trên thực tế, thói quen này lại chính là nguyên nhân khiến cho môi bị khô và dễ tổn thương hơn.
Do đó, để ngăn ngừa môi bị khô và ngứa, bạn nên từ bỏ thói quen này. Thay vào đó, để dưỡng ẩm cho môi, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc môi an toàn và phù hợp.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Theo các chuyên gia, uống nhiều nước và sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong không gian sống có thể giúp ích cho sức khỏe của da và môi, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ, ngứa và khô môi.
Nhìn chung, ngứa môi không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh liên quan đến dị ứng và nhiễm trùng. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan và cần theo dõi kỹ các triệu chứng để kịp thời điều trị.
Bệnh thận & đường tiết niệu
Sức khoẻ tình dục
Nuôi dạy con
Mẹo vặt
Nha khoa nhi
Bệnh hô hấp