Tiêu chảy có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý. Trước khi xác định nguyên nhân chính xác để có cách điều trị tốt nhất, ưu tiên hàng đầu vẫn là chú ý bù nước và dùng các thuốc trị tiêu chảy thông thường.
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều bệnh lý nhưng cũng có trường hợp chỉ là do các vấn đề về sinh hoạt, ăn uống và thường tự khỏi sau vài ngày. Nếu các triệu chứng tiêu chảy của bạn chỉ ở giai đoạn đầu, không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử dùng các thuốc trị tiêu chảy thông thường để bù nước và giảm triệu chứng.
Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các thuốc trị tiêu chảy phổ biến cũng như một vài lưu ý khi dùng để nhanh giảm bớt khó chịu do tiêu chảy gây ra.
Trước khi đi tìm câu trả lời cho băn khoăn “bị tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi?”, cùng tìm hiểu sơ lược về tình trạng này.
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi phân lỏng, phân sống từ 3 lần một ngày trở lên. Đi kèm với tiêu chảy, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi… Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng thuốc trị tiêu chảy để khắc phục tình trạng này.
Tiêu chảy thường được phân thành 2 nhóm là:
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, từ những nguyên nhân bình thường nhất như rối loạn tiêu hóa do ăn uống không hợp vệ sinh, thay đổi môi trường, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều bia, rượu, cà phê… và thường xuyên căng thẳng.
Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là dấu hiệu ban đầu của rất nhiều bệnh lý như:
Khi bị tiêu chảy uống thuốc gì hay đau bụng đi ngoài uống thuốc gì? Các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy dưới đây chỉ nên dùng với trường hợp tiêu chảy cấp và không nên dùng quá 2 ngày. Trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy, cần đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý về liều dùng cho người lớn và trẻ nhỏ:
Tiêu chảy uống thuốc gì hay đau bụng đi ngoài uống thuốc gì? Dung dịch bù nước và điện giải Oresol là thuốc trị tiêu chảy thường được dùng trong điều trị và dự phòng mất nước do tiêu chảy ở trẻ em và người lớn. Thành phần chính của dung dịch này gồm nước, muối natri, muối kali, đường glucose, được bào chế dưới dạng bột hoặc viên sủi với hàm lượng các thành phần thay đổi tùy thuộc vào hãng sản xuất, lượng nước sử dụng cụ thể theo hướng dẫn.
Khi dùng dung dịch bù nước và điện giải, bạn cần pha lượng nước đúng theo chỉ dẫn trên bao bì. Bởi sẽ có loại cần pha với 200ml nước, 500ml nước hoặc 1 lít nước. Việc pha đúng liều lượng sẽ giúp bù nước hiệu quả và ít gặp phải tác dụng phụ.
Khi bị đau bụng đi ngoài uống thuốc gì? Lời khuyên là khi bị đâu bụng tiêu chảy, bạn có thể uống thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite. Loại thuốc trị tiêu chảy này có thành phần chính là đất sét hoạt tính tự nhiên gồm nhôm kép và magiê silicat. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các chất này sẽ tạo thành một lớp mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc.
Không những vậy, thuốc cầm tiêu chảy này còn có tác dụng hấp thụ nước, hơi và ngăn không cho các tác nhân gây tiêu chảy như các chất độc, vi khuẩn, virus bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, thuốc tiêu chảy này giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Liều dùng thông thường ở nhóm thuốc này là 3 gói mỗi ngày (1 gói tương đương 3g diosmectite) pha với khoảng ½ ly nước ấm. Với trẻ nhỏ, bạn sẽ cần hỏi kỹ bác sĩ về liều lượng sử dụng.
Bị tiêu chảy uống thuốc gì hay khi bị đi ngoài uống thuốc gì? Bạn có biết Loperamide cũng là một loại thuốc đau bụng tiêu chảy? Loperamide là thuốc trị tiêu chảy thường được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch. Thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa, giảm nước trong phân. Từ đó, giúp tăng kích thước cho phân thành khuôn và giảm số lần đi ngoài.
Nhìn chung, thuốc trị tiêu chảy Loperamide chỉ tập trung điều trị triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy, chẳng hạn như nhiễm trùng và không thể thay thế các liệu pháp bù nước bằng đường uống.
Thuốc Loperamide chỉ dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi để điều trị tiêu chảy. Ở dạng viên nén, viên nang, dùng 4mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên, sau đó uống thêm 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Không uống quá 16mg trong 24 tiếng.
Đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì? Thuốc bismuth subsalicylate thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày do ợ nóng, buồn nôn, ợ chua, khó tiêu. Đặc biệt, đây còn là thuốc trị tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch.
Về liều dùng, đối với chứng tiêu chảy cấp và tiêu chảy du lịch, người lớn nên uống 524mg/liều khi cần, không dùng quá 8 liều trong 24 tiếng. Không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Nếu có vấn đề về chảy máu như tiêu chảy đi kèm với sốt, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy, loét dạ dày, dị ứng aspirin hoặc các salicylat khác, bạn không nên dùng thuốc này mà nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Thuốc cũng chống chỉ định đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị sốt, có các triệu chứng cúm hoặc bị thủy đậu.
Bên trong đường ruột con người có 1 hệ vi sinh đa dạng gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng do các tác nhân như rượu, căng thẳng, nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng sinh… có thể dẫn đến tiêu chảy.
Men vi sinh là những chế phẩm sinh học có tác dụng cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Dùng men vi sinh như một loại thuốc trị tiêu chảy có thể là cách điều trị hiệu quả cho các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy du lịch. Bổ sung men vi sinh cùng với việc bù nước, điện giải khá an toàn để cầm tiêu chảy vì ít gây tác dụng phụ. Không những vậy, việc này còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
5 loại thuốc trị tiêu chảy kể trên chỉ tập trung điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân. Do đó, nếu đã dùng thuốc nhưng triệu chứng không cải thiện, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc trị tiêu chảy, bạn cũng cần đi khám ngay nếu tần suất đi ngoài tăng lên, đi ngoài hơn 6 lần/ngày, đau bụng dữ dội; có dấu hiệu mất nước như khát nước thường xuyên, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, nhận thức suy giảm…
Thuốc và Sức khoẻ
Góc nhìn chuyên gia
Chăm sóc giấc ngủ
Bệnh cơ xương khóp
Tâm lý - Tâm Thần
Chỉnh nha