Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. Vậy ngứa da mặt phải làm sao để nhanh hết?
Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách chữa da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ qua bài viết sau.
Các nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mặt và cổ thường do
Tại sao da mặt bị ngứa? Bạn có thể nhận biết nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa thông qua các triệu chứng đi kèm, bao gồm:
Nếu bạn bị ngứa da mặt kèm theo các triệu chứng phát ban, nổi mề đay hoặc viêm da tiếp xúc, bạn có thể đang mắc phải phản ứng dị ứng. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với vật lạ mà bạn đã tiếp xúc sẽ gây ra tình trạng này.
Việc ăn phải các loại thực phẩm dễ gây kích ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị ngứa. Các loại thực phẩm bạn nên lưu ý bao gồm đậu phộng, hải sản, quả hạch…
Khi da bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng (không phải phản ứng dị ứng) như hóa chất tẩy rửa, xà phòng hoặc một số thực phẩm cũng có thể khiến da mặt bị ngứa và đỏ. Bên cạnh đó, các loại bệnh da liễu như vẩy nến, chứng đỏ mặt (rosacea) và viêm da quanh miệng (perioral dermatitis) cũng có thể khiến bạn bị ngứa mặt.
Hãy đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến và cách điều trị
Việc nhận biết các triệu chứng kèm theo có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ngứa bao gồm:
Người mắc bệnh thận thường gặp phải tình trạng trời nóng da mặt bị ngứa. Bên cạnh đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở khắp người. Triệu chứng này có thể diễn ra quanh năm nhưng trầm trọng hơn cả vào mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, ở người mắc bệnh về gan, quá trình thải độc của gan bị ảnh hưởng khiến cơ thể không đào thải được độc tố khiến da mặt bị ngứa.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là tình trạng xảy ra khá phổ biến, có thể lây lan do vi khuẩn phát triển và khiến mụn xuất hiện trên da mặt ngày càng nhiều hơn. Mụn nhọt gây ngứa có thể xuất hiện do dị ứng mồ hôi, sử dụng mỹ phẩm, bít tắc lỗ chân lông hoặc hormone.
Tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa do dùng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây tác động đến các yếu tố thẩm mỹ. Đây là vấn đề dễ gặp phải khi bạn dùng mỹ phẩm không phù hợp với làn da của mình.
Tình trạng da mặt bị ngứa khi mang thai thường khá hiếm gặp. Bạn còn có thể ngứa ở trên tay và chân, đây có thể là triệu chứng của một tình trạng được gọi là ứ mật thai kỳ. Tình trạng này có thể xuất hiện mà không gây phát ban. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nước tiểu sẫm màu, phân nhạt… Ứ mật thai kỳ thường xảy ra trong khoảng 30 tuần thai.
Ngứa da mặt do ứ mật thai kỳ cần được chẩn đoán và điều trị sớm, vì vậy bạn hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu có bất cứ triệu chứng bất thường khi mang thai.
Bạn nên gặp bác sĩ nếu gặp phải các tình trạng:
Ngứa da mặt phải làm sao là điều mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Trước khi tìm cách trị da mặt bị ngứa bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa da như:
Bạn nên kết hợp cách điều trị tại nhà và theo toa bác sĩ để có thể ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu khi bị ngứa da.
>>> Xem thêm: Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa
Da mặt bị ngứa làm gì cho hết? Một số cách trị ngứa da mặt tại nhà khi bị ngứa da mặt bao gồm:
Mặt bị ngứa phải làm sao? Bạn có thể tìm tới bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc và đưa ra các thay đổi lối sống để giảm tình trạng ngứa. Các phương pháp điều trị của bác sĩ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mặt bao gồm:
Tuỳ vào tình trạng bệnh, bị ngứa da mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn và ảnh hưởng đến:
Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa, bạn cần chăm sóc da đúng cách với những lưu ý sau:
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như:
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc mặt bị mẩn ngứa phải làm sao? Và hiểu rõ hơn nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa da mặt bị ngứa. Bạn hãy thăm khám bác sĩ sớm nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng để kịp thời xử lý nhé!
Bệnh tai mũi họng
Bệnh tim mạch
Thói quen lành mạnh
Bệnh về máu
Chăm sóc răng miệng
Bệnh tiêu hoá