Nhau thai có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi và đồng thời cung cấp oxy, đào thải những chất thải của thai nhi ra khỏi tử cung. Theo thời gian phát triển của thai nhi, nhau thai cũng sẽ dần phát triển. Vậy, độ trưởng thành của nhau thai có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi không?
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về độ trưởng thành của nhau thai và biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm.
Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Thông thường, từ tuần thứ 12 trở đi thì nhau thai mới có sự thay đổi rõ rệt. Độ trưởng thành của nhau thai bao gồm 4 cấp độ như sau (theo Tạp chí Y học chứng cứ JEBMH, 2016):`
Sự trưởng thành nhau thai không hoàn toàn giống nhau ở các thai kỳ, có thể được đẩy nhanh hoặc chậm lại trong một số điều kiện nhất định. Lão hóa nhanh có thể gặp ở thai kỳ có thai chậm tăng trưởng hoặc tiền sản giật. Sự trưởng thành chậm có thể gặp ở mẹ có tiểu đường thai kỳ, chứng không tương đồng nhóm máu Rhesus mẹ-con.
Độ dày nhau thai thông thường sẽ là 14,5 mm khi thai kỳ bước vào tuần thứ 15; 28,3 mm khi thai ở tuần 29; 36,5 mm khi thai vào tuần 36 và 39,5 mm ở tuần thứ 38,5 (tạp chí JEBMH). Trường hợp nhau thai dày hơn mức bình thường thì có thể liên quan đến bệnh tiểu đường ở mẹ, thiếu máu nặng ở mẹ, thai chậm tăng trưởng, thể dị bội, nhiễm trùng bào thai, bệnh nguyên bào nuôi, u bánh nhau…. Hiện tượng nhau thai mỏng có thể liên quan đến tình trạng thai chậm tăng trưởng, đa ối nặng.
Độ trưởng thành của nhau thai sẽ phải tương thích với từng cấp độ theo từng giai đoạn của thai kỳ. Khi nhau thai phát triển quá sớm sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực lên cả mẹ và bé, đặc biệt là gây khó khăn đến quá trình sinh nở của mẹ.
Thai nhi từ tuần 28 đến tuần 36
Mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36 của thai kỳ gặp phải trường hợp nhau thai trưởng thành quá sớm sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn. Quá trình canxi hóa ở nhau thai diễn ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ được gọi là canxi hóa bánh nhau sớm. Tình trạng này có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như:
Thai nhi từ tuần 36 trở đi
Độ trưởng thành của nhau thai đã đạt đến cấp độ III khi thai nhi chỉ mới ở tuần thứ 36 có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp của mẹ bầu. Theo thông tin được đăng tải trên website của Sở Y Tế thành phố Hà Nội, có khoảng 78% bào thai xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng khi bánh nhau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu do thiếu oxy.
Theo bài nghiên cứu vào năm 2018, mẹ bầu bị stress trong thời gian mang thai cũng là một lý do tiềm ẩn thúc đẩy nhanh quá trình canxi hóa bánh nhau. Tình trạng stress khi mang thai sẽ làm thay đổi lưu lượng máu đến tử cung, catecholamine của nhau thai và độ thanh thải của lactate. Thêm vào đó, việc stress trước khi sinh hoặc trong thai kỳ cũng có thể làm tăng biểu hiện hormone giải phóng cortisol ở não và nhau thai, báo hiệu sự trưởng thành sớm của nhau thai.
Nguyên nhân canxi hóa bánh nhau
Tuy nguyên nhân chính xác của tình trạng canxi hóa bánh nhau thai vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng hiện nay có một số nghiên cứu cho rằng tác nhân gây ra tình trạng này là do:
Để phần nào có thể hạn chế nguy cơ bị canxi hóa bánh nhau sớm, bạn nên:
Việc thực hiện được những điều trên sẽ giúp mẹ bầu phần nào hạn chế được nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, thai kỳ diễn ra suôn sẻ.
Thể dục thể thao
Thói quen lành mạnh
Sức khỏe
Sức khỏe răng miệng
Dược liệu
Thuốc và Sức khoẻ