[Giải đáp thắc mắc] Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì?

[Giải đáp thắc mắc] Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì?

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi xảy ra khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc và lượng tiêu thụ các thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc mà biểu hiện bệnh mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?

Nếu bạn đang băn khoăn sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau nhé!

Giải đáp thắc mắc: Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và uống gì?

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì hay sau khi trúng thực nên ăn gì? Lời khuyên là hãy để dạ dày của bạn trở lại trạng thái ổn định sau khi đã trải qua các triệu chứng khó chịu nhất của tình trạng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh ăn uống trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không quá nặng, ói ít và chủ yếu bị tiêu chảy bạn vẫn có thể dùng ít nước từng chút một, để tránh cơ thể bị mất nước nhé. 

Tiếp đó, bạn nên tham khảo một số thực phẩm sau để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục trở lại:

1. Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Giữ nước cho cơ thể

Ngộc độc thực phẩm nên ăn gì

Việc hấp thụ chất lỏng rất quan trọng để giúp cơ thể chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm. Thêm vào đó, nôn mửa và tiêu chảy có thể gây mất nước, do đó bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước hoặc chia thành từng ngụm nhỏ. Đồ uống chứa chất điện giải là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời gian này. Ngoài ra nước từ thức ăn lỏng như nước súp, cháo, trái cây cũng là nguồn cấp nước hiệu quả giúp bạn giảm mệt mỏi và có thêm năng lượng. Do đó, khi bị tiêu chảy hay ói, bạn không nên kiêng chất lỏng nhé.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về các loại đồ uống có thể sử dụng:

  • Nước soda không chứa caffeine
  • Nước dừa tươi, nước khoáng
  • Các loại trà thảo mộc không chứa caffeine: như trà hoa cúc, bồ công anh, bạc hà…
  • Nước dùng gà hoặc canh rau, cháo…

2. Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Ăn thức ăn nhạt

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì hay sau khi bị trúng thực nên ăn gì? Khi cảm thấy có thể tiêu hóa thức ăn, bạn hãy thử dùng những món nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực phẩm chứa ít chất béo, ít ngọt. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến tình trạng khó chịu trở nên trầm trọng hơn.

Sau khi bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Những thực phẩm được khuyến khích bao gồm:

  • Trái cây như chuối, táo…
  • Ngũ cốc
  • Lòng trắng trứng
  • Mật ong
  • Yến mạch
  • Bơ đậu phộng
  • Khoai tây nghiền ít nêm gia vị
  • Cơm
  • Bánh mì nướng…

Ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì để nhanh hồi phục? Câu trả lời là cơ thể bạn đang rất nhạy cảm trong thời điểm này, do đó, bạn cũng cần cẩn trọng những gì hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, nếu xác định được nguyên nhân khiến bản thân bị ngộ độc, bạn nên vứt chúng vào thùng rác cũng như ngăn không cho trẻ em trong gia đình động vào.

Tránh dung nạp những thức ăn, đồ uống và chất có hại cho dạ dày, chẳng hạn như:

  • Thức uống có cồn
  • Thức uống chứa caffeine (cà phê, thức uống tăng lực…)
  • Thức ăn cay, quá ngọt
  • Thức ăn chế biến từ sữa không tiệt trùng
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ… 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hút thuốc lá (nếu có) và không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những lời khuyên khác sau khi bị ngộ độc thức ăn

Ngộc độc thực phẩm nên ăn gì

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì hay người bị trúng thực nên ăn gì để nhanh hồi phục, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố sau:

1. Áp dụng các biện pháp tự nhiên

Khi bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là hãy để cơ thể tuân theo phản ứng tự nhiên để làm sạch đường tiêu hóa nhằm loại bỏ vi khuẩn hay các độc tố có hại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây:

  • Trà gừng: Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, tính chất kháng khuẩn trong gừng sẽ giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh.
  • Giấm táo: Có tác dụng trong việc kháng khuẩn. Pha 2 muỗng giấm táo với 1 cốc nước và dùng dần trong ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ các mầm bệnh.
  • Than hoạt tính: Than hoạt tính đã qua xử lý được đánh giá cao trong việc giải độc nhanh chóng và diệt vi khuẩn nguy hiểm.

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì hay trúng thực nên ăn gì để nhanh hồi phục? Câu trả lời là sau khi cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể sử dụng những thực phẩm chứa lợi khuẩn chẳng hạn như sữa chua. Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi các vi khuẩn có lợi bị mất trong quá trình tiêu độc thức ăn và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa cùng hệ miễn dịch trở lại bình thường.

2. Tích cực vệ sinh cá nhân 

Bên cạnh việc áp dụng đúng nguyên tắc sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần tích cực vệ sinh cá nhân để nhanh hồi phục.

Axit có trong dạ dày khi bạn nôn có thể làm hỏng men răng. Hãy súc miệng hoặc đánh răng sau khi nôn mửa để bảo vệ sức khỏe răng miệng, loại bỏ dịch nôn cũng như mang lại cảm giác sạch sẽ cho bản thân. Ngoài ra, bạn cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm bằng vòi hoa sen sẽ giúp giữ sạch cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì. Chúc bạn áp dụng thành công và nhanh chóng có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

top