Trẻ 3 tháng tuổi phát triển nhanh chóng và đem đến cho bạn rất nhiều điều bất ngờ. Ở giai đoạn này, bé có vẻ khóc ít hơn, các phản ứng đa dạng hơn, bạn sẽ thấy bé có vẻ khôn hơn và lớn hơn mỗi ngày.
Nếu muốn hiểu hơn về các mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi để nuôi dạy và chăm sóc bé tốt hơn, bạn hãy đọc tiếp bài viết sau đây của Hello Bacsi.
3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã phát triển hơn trước rất nhiều. Cân nặng của các bé thường tăng gấp đôi so với khi sinh ra nên con thường không còn mặc vừa các bộ đồ sơ sinh nữa. Do đó, bạn sẽ có cảm giác dường như con đang tăng trưởng nhảy vọt. Cân nặng trung bình của trẻ 3 tháng tuổi như sau:
Thế nên, trong giai đoạn này, việc mua sắm quần áo mới cho bé có kích thước lớn so với hiện tại cần được ưu tiên. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng trong thời gian tới, bé yêu sẽ phát triển nhanh về cân nặng và chiều dài nên bạn cần cân nhắc khi chọn mua quần áo cho trẻ 3 tháng tuổi, đừng mua nhiều một lần hay chỉ mua cùng một kích cỡ để tránh gây lãng phí.
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi diễn ra như thế nào, trẻ 3 tháng biết làm gì hay trẻ 3 tháng tuổi nhìn được bao xa… là những thắc mắc rất thường gặp. Dưới đây là một số cột mốc phát triển hàng tuần của trẻ 3 tháng tuổi:
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 12 tuần tuổi vẫn còn ngủ nhiều và mô hình giấc ngủ của con dần được hình thành nhưng chưa rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng con ngủ vài giờ vào ban ngày, vì điều này giúp bé ngủ ngon vào ban đêm.
Đôi mắt của bé cũng phối hợp tốt hơn và khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Nếu nhận thấy bé cưng thường xuyên nheo mắt hay mắt có biểu hiện không bình thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Nguyên nhân là các tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thị lực sau này.
Trẻ 3 tháng tuổi nhìn được bao xa? Câu trả lời là tầm nhìn của trẻ 3 tháng tuổi được cải thiện không ngừng nên ở thời điểm này con có thể cảm nhận được màu sắc và theo dõi các vật chuyển động ở xa đến khoảng 7 mét. Đây là thời điểm thích hợp mà bạn có thể cho bé ngửi mùi hoa tươi, các loại rau trái cây có mùi thơm. Bé cũng biết quay đầu về phía phát ra âm thanh.
Ngoài ra, bé 3 tháng biết làm gì nữa nhỉ? Vào tuần thứ 13, trẻ sẽ học cách sử dụng tay để kéo, nắm nên bé có thể nắm bất cứ thứ ở gần, bao gồm cả tóc, quần áo… của bạn. Kỹ năng vận động, phối hợp tay và mắt của trẻ sẽ trở nên tốt hơn khi con bước vào tuần thứ 13. Việc con thét, la to sẽ rất phổ biến ở giai đoạn này và nếu để ý bạn sẽ thấy bé có thể giật mình hay thường xuyên tự vỗ về mình sau khi thét hay khóc.
Ngoài việc thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi nhìn được bao xa thì nhiều bậc cha mẹ cũng quan tâm đến việc trẻ 3 tuổi thấy được những màu sắc gì?
Thế giới của trẻ 3 tháng tuổi bây giờ đã ở mức rực rỡ và đầy màu sắc vì giờ đây bé có thể phân biệt được màu sắc và các màu đậm. Thế giới của trẻ lúc này sẽ là một thế giới mới với màu sắc tươi mới và rực rỡ hơn. Trẻ sẽ bắt đầu phản ứng tích cực hơn với sự hiện diện của bạn hay người thường xuyên chăm sóc trẻ và có phản ứng rõ ràng hơn khi nghe giọng nói của bạn.
Bé sẽ cười nhiều hơn khi nhìn thấy hình ảnh em bé trong cuốn sách và cũng sẽ thích nhìn chăm chú vào gương khi được cho soi gương. Bé có thể không hiểu rằng đó là hình ảnh của chính mình được phản chiếu trong gương. Điều thú vị là con tỏ ra phấn khích khi nhìn hình ảnh đứa trẻ trong gương đang mỉm cười với mình.
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì khiến bố mẹ bất ngờ? Đây là giai đoạn mà đa phần các bé cưng đã biết lật, một số bé có thể lật rất thành thạo. Tuy nhiên, các bé sẽ cần được hỗ trợ để có thể lăn mình trở lại tư thế nằm ngửa. Phải đợi một khoảng thời gian nữa cho tới khi cơ cổ và cơ bụng phát triển mạnh mẽ hơn, bé mới có thể thực hiện động tác lật mình trở lại sau khi lật úp.
Bạn có thể hỗ trợ bé tăng cường sự phát triển của các cơ bắp bằng cách đặt gối phía sau lưng bé khi cho bé ngồi (tư thế dựa) hoặc điều chỉnh ghế nằm của xe đẩy hơi thẳng lên chút xíu. Tốt nhất, mỗi ngày, bạn nên đặt con nằm úp trong vài phút để bé quen với việc này.
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ xoay quanh ba khía cạnh: thể chất, nhận thức và cảm xúc. Những cột mốc này sẽ biểu thị sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi và có thể được đo lường một cách tương ứng.
Nếu bạn muốn biết những hoạt động nào là phù hợp cho bé 3 tháng tuổi nhằm kích thích con phát triển khỏe mạnh, hãy tham khảo những gợi ý sau:
Chúng ta luôn có thể bày tỏ với bác sĩ hay người thân khi có các vấn đề về sức khỏe nhưng với trẻ 3 tháng tuổi thì việc này rõ ràng là bất khả thi. Tuy nhiên, con có một cách để báo cho bạn biết, đó là khóc.
Do đó, bạn hãy luôn chú ý đến những tiếng khóc của trẻ, đặc biệt khi con khóc kèm các dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, giảm khả năng vận động, hơi thở yếu…). Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu con có các dấu hiệu kể trên.
Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ và chủng ngừa đúng lịch.
Ở độ tuổi này, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của các bé. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp con đạt được sự phát triển toàn diện. Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc vì một lý do nào đấy không thể cho con bú sữa mẹ, hãy cân nhắc dùng sữa công thức để thay thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cho con bú bằng sữa mẹ và sữa công thức nữa đấy!
Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 4 đến 5 giờ nên bạn đừng đánh thức bé dậy để cho bú hay thay tã nếu bé đang ngủ ngon.
Ban đêm, bé có thể thức dậy 1 – 2 lần để bú rồi sẽ ngủ lại. Do đó, khi bé thức giấc, bạn tránh mở đèn quá sáng hay tạo ra những âm thanh sôi động để bé dễ ngủ lại.
Việc bé có các giấc ngủ dài hơn so với trước là do hệ thống thần kinh của con đang trưởng thành, dạ dày phát triển hơn nên có thể chứa một lượng lớn sữa. Tuy nhiên, bé chưa thể ngủ xuyên đêm, nên bạn vẫn cần có mặt bên cạnh để cho bé bú khi con thức giấc.
Trong giai đoạn này, bạn hãy tham khảo các gợi ý dưới đây trong việc chăm sóc bé để giữ cho trẻ 3 tháng tuổi khỏe mạnh và an toàn:
Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi một cách dễ dàng:
Điều quan trọng là bạn nên nhớ rằng mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình và con có thể đạt được các cột mốc sớm hoặc muộn. Là cha mẹ, bạn nên theo dõi sự phát triển của con, quan sát xem bé 3 tháng tuổi biết đã làm gì và đưa trẻ 3 tháng tuổi đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.