Có nhiều vị trí tiêm bắp trên cơ thể như đùi, hông, mông, bắp tay,… Trong đó, tiêm vào mông là một trong những phương pháp được bác sĩ sử dụng nhiều nhất để đưa thuốc vào bên trong cơ thể. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật tiêm mông trong bài viết ngay sau đây nhé!
Kỹ thuật tiêm mông là phương pháp tiêm thuốc vào cơ bắp khá phổ biến. Thông thường, vị trí tiêm bắp mông là vào góc phần tư phía trên bên ngoài của mông. Thuốc sẽ dễ dàng hấp thụ vào các mạch máu xung quanh và đi vào cơ thể.
Một số loại thuốc cần được đưa vào cơ bắp ở mông để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nhân viên y tế cần thực hiện đúng kỹ thuật tiêm mông vì lượng mỡ dưới da mông khá nhiều, đôi khi mũi tiêm chỉ đến mô mỡ chứ chưa tới cơ. Thuốc được tiêm bắp mông sẽ hấp thu nhanh hơn, nhiều hơn so với khi tiêm dưới da do mô cơ có nguồn mạch máu nhiều hơn, chứa được khối lượng thuốc nhiều hơn mô dưới da.
Cách xác định vị trí tiêm mông an toàn như sau:
Bụng mông
Vị trí bụng mông là vị trí được ưu tiên để tiêm vào mông vì có ít tĩnh mạch và dây thần kinh hơn so với vị trí lưng mông. Để xác định vị trí tiêm bắp ở bụng mông, hãy để lộ một bên mông và sử dụng một trong các phương pháp sau:
Lưng mông
Vị trí lưng mông thường ít sử dụng hơn vì gần với dây thần kinh tọa, các mạch máu lớn và xương. Để xác định vị trí lưng mông, hãy để lộ một bên mông và tưởng tượng một mỗi bên mông sẽ nằm trong hình vuông giới hạn bởi 4 đường: 1 đường bên trên nối hai mào chậu, đường bờ ngoài của mông, đường bờ trong là đường rãnh chia hai quả mông và đường dưới là đường đi qua nếp gấp mông dưới cùng. Bạn chia hình vuông này thành 4 phần. Mũi tiêm sẽ đi vào ô vuông phía trên bên ngoài, bên dưới xương.
Không tiêm mông cho đối tượng là trẻ em dưới 3 tuổi vì mông trẻ chưa có đủ cơ bắp.
Xác định vị trí tiêm một cách cẩn thận là rất quan trọng. Thuốc cần phải đi vào cơ bắp mông để được hấp thụ nhanh nhất, cũng như không làm tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu ở mông. Trong trường hợp phải tự tiêm ở nhà, bạn hãy hỏi kĩ bác sĩ để được hướng dẫn tìm nơi đặt kim như thế nào là đảm bảo chính xác và an toàn.
Bên cạnh đó, nếu bạn phải tiêm nhiều hơn một mũi vào mông, không nên tiêm vào cùng một chỗ. Bạn nên thay đổi vị trí trong mỗi lần tiêm để giúp ngừa sẹo và hạn chế những biến đổi trên da.
Nếu bạn tiêm mông đúng vị trí thì phần lớn mũi tiêm đều hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp tiêm bắp khác, tiêm bắp mông vẫn có rủi ro gây nhiễm trùng, chảy máu, tê. Bên cạnh đó, hầu hết trường hợp tiêm mông sẽ bị đau nhức và khó chịu tạm thời.
Trước khi tiêm, bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau đây:
Thực hiện cách tiêm mông như sau:
Sau khi tiêm mông bị đau nhức là phản ứng bình thường của cơ thể và tình trạng này thường sẽ cải thiện theo thời gian. Mức độ đau nhức còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng chịu đau của người được tiêm. Sau khi tiêm mông, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách làm giảm đau sau khi tiêm mông an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.
Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu sau tiêm bạn gặp phải những triệu chứng sau đây: