Tình trạng tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, đôi khi dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy thận, phù phổi cấp, đột quỵ… Đây đều là những biến chứng đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc hiểu rõ bản thân phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột sẽ giúp bạn cứu nguy cho chính bản thân mình.
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp của bạn đột nhiên tăng cao, chỉ số huyết áp trên có thể lên đến 200 mmHg. Nhiều trường hợp đột quỵ và tử vong đã được báo cáo do nguyên nhân này.
Tăng huyết áp không dự đoán được là một dấu hiệu bệnh tim tiềm ẩn, tắc nghẽn động mạch, căng thẳng tâm lý hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Những người không tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại nhà cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Dù là nguyên nhân gì, hậu quả sau đó đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bạn đã biết cần phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột, hay cách hạ huyết áp nhanh chưa? Hãy để Bacsi.top giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột. Khi chỉ số huyết áp tăng lên trên 120/80mmHg, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, huyết áp quá cao có thể gây:
Trong trường hợp nhận thấy mình có các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột kể trên hoặc chỉ số huyết áp cao khi đo, bạn nên:
Trong trường hợp này, huyết áp cao nên làm gì tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Nếu khẩn cấp, bác sĩ có cách hạ huyết áp nhanh bằng việc tiêm tĩnh mạch một số thuốc hạ huyết áp. Đồng thời, họ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân hoặc các bệnh lý liên quan.
Dựa trên kết quả, bác sĩ chỉ định kế hoạch điều trị tăng huyết áp cấp tính phù hợp. Nếu đã có biến chứng xảy ra, họ cũng sẽ có biện pháp điều trị. Chẳng hạn như, tăng huyết áp do khối u nội tiết, bạn có thể phải phẫu thuật.
Ngoài việc hiểu rõ bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột, bạn nên biết cách phòng ngừa để tình trạng này không tái phát, giảm nguy cơ biến cố nguy hiểm.
Bạn nên áp dụng 8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc sau đây:
Bạn hãy ngủ đủ giấc, có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc, suy nghĩ tập trung.
Bạn nên tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tập thể dục hay thiền định. Các hoạt động này không chỉ giữ cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Hãy trao đổi với bác sĩ về lượng caffeine và đồ uống có cồn bạn có thể tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, hãy tập dần thói quen bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
Chế độ ăn ít chất béo động vật, dầu mỡ qua chiên xào nhiều lần, thực phẩm đóng hộp sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị cao huyết áp ở bất kỳ giai đoạn nào.
Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và chất béo từ thực vật.
Muối là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp trực tiếp. Vì vậy, huyết áp cao nên làm gì thì phải cắt giảm ngay lượng muối khi nấu nướng, tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn bởi đồ hộp thường có lượng natri và chất béo xấu cao.
Bạn có thể sử dụng các loại gia vị thảo mộc như quế, hồi, hương thảo, hành, tỏi, chanh,… để tăng độ thơm ngon của món ăn.
Bạn cần làm gì sau khi bị tăng huyết áp đột ngột? Tập thể dục là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch, đồng thời đốt cháy lượng chất béo dư thừa và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh.
Bạn có thể tập bất kỳ bài tập vừa sức nào mà bạn ưa thích, miễn là duy trì nó tối thiểu 30 phút hằng ngày.
Chanh chứa vitamin C, một hoạt chất chống oxy hóa không chỉ làm giảm viêm mà còn giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương mạch máu.
Tỏi chứa các chất làm loãng máu, có thể chống tăng huyết áp. Sử dụng 4g tỏi mỗi ngày không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Cần tây có chứa một lượng lớn chất phytochemical giúp thư giãn các cơ và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn trong mạch máu. Khi các mạch máu được thư giãn, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn và từ đó giảm thiểu được tình trạng cao huyết áp.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn biết cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột. Tình trạng này luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm, vì vậy bạn cần xử lý ngay khi gặp các triệu chứng.
Sức khoẻ mắt
Sức khỏe
Bệnh tai mũi họng
Sức khoẻ nam giới
Mẹo vặt
Bệnh thận & đường tiết niệu