Việc nắm được các cách tiêu đờm (tan đàm) sẽ giúp bạn “tống khứ” những chất nhầy tồn đọng ở cổ họng một cách dễ dàng. Điều này giúp bạn không còn bị “hành hạ” bởi những cơn ho dai dẳng, phiền toái do chính lượng chất nhầy này gây ra.
Đờm (hay đàm) là một dạng chất nhầy bất thường được hình thành trên niêm mạc đường hô hấp. Chúng có độ quánh đặc khác nhau tùy từng người và tùy từng tình trạng bệnh. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, “tấm thảm” nhầy sinh lý được tiết ra trên bề mặt niêm mạc của đường hô hấp có chức năng bảo vệ và lớp lỏng phía dưới của nó là môi trường hoạt động của hệ thống lông chuyển, giúp “di dời” những “bụi bặm” đã được “bắt lại” bởi lớp nhầy đặc ở phía trên và “thả trôi” chúng vào dạ dày.
Bạn có thể hình dung hoạt động của hệ nhầy – lông chuyển này giống như cái cách mà hàng trăm cánh tay chuyền cho nhau một lá cờ lớn trên khán đài để cổ động cho đội nhà ở sân bóng đá vậy. Thảm nhầy sinh lý này rất mỏng, mỏng tới mức chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của nó, mặc dù nó luôn tồn tại và hoạt động không ngừng. Tuy nhiên, lúc bạn bị ốm (cảm lạnh, cảm cúm…) hoặc tiếp xúc với quá nhiều bụi bặm và các yếu tố ô nhiễm, chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn và có xu hướng đặc dần lên thành đờm, tạo cảm giác vướng víu, khó chịu. Nếu đờm tích tụ quá nhiều, có thể khiến bạn bị khó thở hoặc khó nuốt. Do đó, bạn có thể áp dụng 7 cách tiêu đờm (tan đàm) dưới đây để làm thông thoáng đường thở nhé.
Việc hít thở không khí có độ ẩm phù hợp có thể sẽ làm loãng được đờm bám trên đường hô hấp. Nhưng lưu ý, hít thở không khí ẩm khác hẳn với hít hơi nước, cái mà bạn nên tránh. Vì vậy, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để tạo môi trường không khí đủ ẩm. Đây không chỉ là cách trị tiêu đờm cho người lớn tại nhà hiệu quả mà còn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Nhìn chung, máy tạo độ ẩm luôn an toàn khi sử dụng liên tục, tuy nhiên, bạn nên thay nước mỗi ngày và vệ sinh máy thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng.
Uống nhiều nước có thể là cách làm loãng đờm, cách làm tan đờm trong cổ họng hiệu quả khi bị viêm hô hấp. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng để cơ thể thiếu nước. Uống bù nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, có thể giúp cải thiện tình trạng đờm và ho do đờm. Bởi nước có thể giúp hòa loãng đờm để nó được vận chuyển dễ dàng hơn ra khỏi đường thở, làm giảm ứ đọng, giảm tắc nghẽn. Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể dưới nhiều dạng như nước lọc, nước ép trái cây, súp, canh, nước dùng trong bữa ăn thường ngày hoặc nước trà không chứa caffeine.
Làm cách nào để hết đờm ở cổ? Khi có nhiều đờm, bạn hãy thử dùng các loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chanh, gừng và tỏi. Những nguyên liệu gia vị này đã được chứng minh có tác dụng điều trị cảm lạnh, làm long đờm và trị ho.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm và dược liệu khác cũng có thể làm tan đờm, giúp tiêu đờm nhanh, ví dụ như rễ cam thảo, nhân sâm, các loại quả mọng, đông trùng hạ thảo… Mặc dù vậy, cần thận trọng vì chúng có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Vì thế, trước khi dùng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được những lời khuyên bổ ích nhất.
Cổ họng có đờm làm sao hết hay cách làm tiêu đờm ở cổ họng nhanh chóng là gì? Việc súc họng bằng nước muối, tối thiểu hai lần mỗi ngày (sáng và tối) là cách tiêu đờm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích, ngoài ra đây còn là 1 trong những mẹo chữa đờm ở cổ được nhiều người chia sẻ. Không những thế, nước muối còn có khả năng kháng khuẩn và làm dịu cơn đau họng của bạn. Bạn nên kết hợp súc họng với nhỏ mũi, bơm xịt, rửa mũi bằng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý bởi dịch nhầy đặc ở mũi là căn nguyên chính gây vướng đờm ở họng.
Bạn có thể hòa 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối vào 1 ly nước để súc họng. Nước ấm sẽ giúp muối hòa tan nhanh hơn. Khi súc họng với nước muối, bạn hãy ngửa đầu về phía sau để nước muối tiếp xúc với niêm mạc họng. Khò nhẹ trong khoảng 30 giây để tăng hiệu quả làm tan đờm, sau đó, hãy nhổ nước ra ngoài.
Đờm nhiều ở cổ phải làm sao? Bạn có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp, loại tinh dầu có tính nóng, ấm với khả năng loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp. Nó sẽ làm loãng đờm để bạn có thể khịt khạc và ho ra dễ dàng hơn. Tinh dầu khuynh diệp có thể làm dịu các cơn ho. Bạn có thể dùng máy xông để khuếch tán tinh dầu vào môi trường không khí trong phòng.
Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được dùng để massage vùng cổ và ngực, trợ giúp cho hô hấp để bài xuất đờm. Để thực hiện, bạn hãy lấy một ít dầu khuynh diệp ra lòng bàn tay, xoa ra đều rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng cổ và ngực. Nhìn chung, cách trị tiêu đờm cho người lớn này tương đối an toàn nhưng nên thận trọng khi dùng cho trẻ em. Tốt nhất, chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ, xoa ra tay cho đều rồi thoa lên ngực hoặc cổ của bé. Việc lạm dụng dầu khuynh diệp trên trẻ có thể khiến bé bị bỏng rát.
Thuốc “thông mũi” là một trong những loại thuốc không kê đơn có khả năng hỗ trợ bài xuất đờm đặc ở đường mũi họng. Loại thuốc này gây co mạch tại chỗ, nên có tác dụng giảm sung huyết và làm thông thoáng đường thở. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi ở dạng nhỏ mũi, dạng xịt mũi hoặc dạng viên uống.
Khi dùng các loại thuốc này, bạn cần làm theo hướng dẫn sử dụng có kèm với thuốc để thực hiện đúng, an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn đã áp dụng những cách tiêu đờm kể trên nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Nếu tình trạng đờm, nhớt trong đường hô hấp có liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, khi có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm.
Những loại thuốc tan đờm “phổ thông” dùng theo đường uống, có chức năng cắt đứt các liên kết trong chất nhầy, phân rã và bài xuất chúng. Trong khi đó, những loại thuốc làm tan đờm hơi “đặc chủng” dưới đây cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đặc biệt, dùng có kiểm soát tại nhà:
Nước muối ưu trương được dùng cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Khi sử dụng, bạn cần cho dung dịch này vào máy phun sương để khuếch tán hơi nước muối vào trong không khí phòng. Hơi nước với độ đậm muối cao có tác dụng mạnh trong việc làm loãng đờm, sát khuẩn, tạo thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ở một vài người, nó có thể gây ra những phản xạ “không mong muốn” như ho, rát họng hoặc tức ngực.
Uống gì để tiêu đờm cho người lớn? Một số trường hợp bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc thủy phân DNA có trong đờm. Đây là loại thuốc làm tan đờm thường được kê cho những người bị bệnh xơ nang đang “sở hữu” chất nhầy như “keo dính” trong phổi. Loại đờm này rất nhầy nhớt, keo đặc và bám dính khiến người bệnh khó có thể ho khạc để bài xuất chúng, dẫn đến khó thở, ngăn trở phế nang hấp thụ oxy, nguy cơ suy hô hấp.
Chất Dornase-alfa (Pulmozyme), có tác dụng thủy phân DNA ở trong nhầy, làm loãng và giảm độ nhớt, giúp phổi “cưỡng chế” và buộc chúng phải di dời qua ho khạc. Thuốc này được đưa vào phổi nhờ một thiết bị thở đặc biệt. Bác sĩ có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự sử dụng được thiết bị này một cách có kiểm soát. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: đau họng, sốt, chóng mặt, sổ mũi. Tuy nhiên, đây là 1 loại thuốc kê toa và bạn chỉ nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thôi nhé!
Chất nhầy sinh lý là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Nó cũng giống như một “cái bẫy” để “bắt” các tác nhân “dám” tấn công hệ hô hấp khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, trong trạng thái bệnh lý hoặc do phản ứng tiết dịch quá mức và quá đặc, nhiều xác tế bào chết, xác bạch cầu và xác vi khuẩn, nó đã trở nên đặc và “dơ”, tồn đọng gây cản trở quá trình hít thở của bạn. Do đó, việc “nằm lòng” những cách tiêu đờm sẽ giúp bạn dễ “xoay xở” để có được đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn.
Sức khoẻ mẹ & bé
Sức khoẻ nam giới
Bệnh tiêu hoá
Thuốc và thực phẩm chức năng
Sức khoẻ nữ giới
Mang thai